Ban hành chương trình thực hành khám bệnh chữa bệnh đối với chức danh Bác sỹ Y học cổ truyền

- 4 lượt xem - Đào tạo

GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH
Luật khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15 ngày 09 tháng 01 năm 2023 và Nghị

định 96/2023/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2023 quy định chi tiết một số điều của Luật
khám bệnh, chữa bệnh, Thông tư số 32/2023/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2023 Quy đ
ịnh chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh, quy định cấp chứng chỉ hành nghề
đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
đã quy định Bác sỹ Y học cổ truyền mới tốt nghiệp phải trải qua thời gian 12 tháng thực
hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để được cấp Giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực
hành trước khi đăng ký hành nghề.
Bệnh viện đa khoa Hùng Vương xây dựng chương trình đào tạo “Thực hành khám
bệnh chữa bệnh với chức danh Bác sỹ Y học cổ truyền” thời gian 12 tháng trong đó 3
tháng chuyên ngành về Hồi sức cấp cứu, 9 tháng chuyên khoa YHCT, nhằm bổ sung và
cập nhật những kiến thức cơ bản và nâng cao cho các bác sỹ những kiến thức, kỹ năng
trong thực hành thăm khám và điều trị người bệnh trong lĩnh vực Y học cổ truyền và kết
hợp với Y học hiện đại.
Hoàn thành chương trình đào tạo, học viên được cấp “Giấy xác nhận hoàn thành quá
trình thực hành” theo quy định tại Mục 1 Điều 3 Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30 tháng
12 năm 2023 quy định cấp giấy phép hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép
hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

1. Tên chương trình đào tạo: THỰC HÀNH KHÁM BỆNH CHỮA BỆNH CHỨC
DANH BÁC SỸ Y HỌC CỔ TRUYỀN
2. Thời lượng: 12 tháng (tương đương 2.112 tiết học)
3. Đối tượng, yêu cầu đầu vào đối với học viên:
Bác sỹ YHCT chưa được cấp chứng chỉ hành nghề Y học cổ truyền.
4. Mục tiêu đào tạo
4.1. Mục tiêu chung: Sau khóa học, học viên đạt được cơ bản năng lực thực hiện khám,
chẩn đoán, điều trị bệnh thường gặp bằng phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc
của y học cổ truyền, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại.
4.2. Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu kiến thức
1. Trình bày được chẩn đoán, nguyên tắc điều trị các bệnh lý cấp cứu thường gặp
2. Trình bày được các bước thực hiện cấp cứu thông thường cho bệnh nhân Hồi sức
cấp cứu.
3. Trình bày được chẩn đoán, điều trị bệnh thường gặp bằng phương pháp dùng
thuốc và không dùng thuốc của y học cổ truyền, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện
đại.
4. Hiểu biết và nhận biết dược liệu, thuốc dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền
thường dùng trong điều trị.
Mục tiêu kỹ năng
5. Thực hiện được cấp cứu thông thường và điều trị được những bệnh lý căn bản ở
khoa Hồi sức cấp cứu.
7. Thực hiện thành thạo kỹ năng khám bệnh YHCT (tứ chẩn, bát cương, bát pháp)
để kê đơn và điều trị cho người bệnh.
8. Thực hiện thành thạo kỹ năng khám bệnh y học hiện đại để phát hiện triệu chứng,
đưa ra chẩn đoán xác định.
9.Thực hiện được các kỹ thuật chuyên môn cơ bản của y học cổ truyền.
10. Kê được đơn thuốc y học cổ truyền theo đối pháp lập phương.
11. Kê được đơn thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền; kết họp thuốc dược liệu, thuốc
cổ truyền với thuốc hóa dược.

12. Thực hiện thành thạo kỹ thuật không dùng thuốc như xoa bóp, châm cứu, bấm
huyệt….
Mục tiêu thái độ
13. Tuân thủ đúng các quy định của Pháp luật liên quan và tiêu chuẩn đạo đức khi
thực hành nghề nghiệp.
14. Rèn luyện được tác phong cẩn thận, tỉ mỉ, trung thực, tôn trọng, hợp tác với
người bệnh và đồng nghiệp, đảm bảo an toàn khi chăm sóc người bệnh, chịu trách nhiệm
cá nhân khi thực hành nghề nghiệp.
5. Chương trình chi tiết
5.1. Phân bổ chương trình

5.3. Chương trình chi tiết phần lý thuyết và thực hành chuyên khoa YHCT (phần bệnh
học và các phương pháp không dùng thuốc ( 1040 tiết)

6. Tài liệu dạy- học
Tài liệu chính:
– Hướng dãn chẩn đoán và xử trí Hồi sức tích cực, Bộ Y Tế (2015)
– Bệnh học Nội khoa Y học cổ truyền, Nhà xuất bản Y học (2018)
– Bệnh học Ngoại khoa Y học cổ truyền. Nhà xuất bản Y học (2018)
– Bệnh học Sản phụ khoa Y học cổ truyền. Nhà xuất bản Y học (2018)
– Bệnh học Nhi khoa Y học cổ truyền. Nhà xuất bản Y học (2018)
– Bệnh học Ngũ quan Y học cổ truyền. Nhà xuất bản Y học (2018)
– Dược lý dược cổ truyền. Nhà xuất bản Y học (2023)
Tài liệu tham khảo:
– Tài liệu đào tạo cấp cứu cơ bản ,Cục quản lý khám chữa bệnh dự án
tăng cường chất lượng nguồn nhân lực trong khám chữa bệnh- Bộ Y tế (2014)
– Quyết định 792/QĐ-BYT ngày 12/3/2013 về việc ban hành hướng dẫn Quy trình
kỹ thuật khám chữa bệnh chuyên ngành Châm cứu.

– Quyết định 5480/QĐ-BYT ngày 30/12/2020 về việc ban hành tài liệu chuyên môn
hướng dẫn Quy trình kỹ thuật chuyên môn ngành Y học cổ truyền.
– Luật khám chữa bệnh số 15/2023/QH15 ngày 9/1/2023.
– Thông tư số 32/2023/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2023 Quy định chi tiết một
số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh, Bộ Y tế (2023).
– Tài liệu đào tạo an toàn người bệnh, Bộ Y tế (2013).
7. Phương pháp dạy – học
Lấy người học là trung tâm, coi trọng việc tự học và thực hành của học viên.
• Phương pháp dạy học lý thuyết
– Phát huy tính tự chủ, tự nghiên cứu của học viên, đặc biệt là đối với những bài lý
thuyết đã được học trong trường học viên phải tự nghiên cứu, tìm tòi tài liệu đọc thêm để
hiểu vấn đề sâu hơn và ứng dụng thực tế tốt hơn.
– Người hướng dẫn có trách nhiệm hỗ trợ để củng cố thêm phần lý thuyết trong quá
trình học viên thực hành.
– Cập nhật kiến thức, những văn bản mới nhất, phù hợp với thực tế.
– Tăng cường áp dụng phương pháp thảo luận nhóm và sử dụng nghiên cứu ca bệnh
để dạy-học, tránh thuyết trình lại lý thuyết.
• Phương pháp dạy- học lâm sàng
– Áp dụng các phương pháp dạy – học tích cực như: thảo luận nhóm, tình huống lâm
sàng, dạy học dựa trên năng lực, làm mẫu, kèm cặp, giao ban, đi buồng, bình bệnh án
– Tham gia điều trị bệnh nhân và trực bệnh viện dưới sự hướng dẫn của các bác sĩ
chuyên khoa có kinh nghiệm.
– Thực hiện các thủ thuật trên mô hình dưới sự hướng dẫn của giảng viên tại Phòng
đào tạo trước khi thực hiện thủ thuật trên người bệnh
– Thực hiện các thủ thuật trên bệnh nhân dưới sự kèm cặp của các bác sĩ chuyên
khoa có kinh nghiệm.
– Mỗi người hướng dẫn không hướng dẫn quá 5 học viên.
8. Tiêu chuẩn giảng viên và trợ giảng
– Đáp ứng tiêu chuẩn người hướng dẫn lâm sàng theo Nghị định 96/2023/NĐ-CP
ngày 30 tháng 12 năm 2023 “Quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa
bệnh” và Nghị định 111/2017/NĐ-CP về “Quy định về tổ chức đào tạo thực hành trong
đào tạo khối ngành sức khỏe”.

– Giảng viên lý thuyết: Có chứng chỉ phương pháp dạy học – Y học theo quy định
Bộ Y tế.
– Giảng viên thực hành
+ Có giấy phép hành nghề với chức danh, phạm vi hành nghề phù hợp với nội dung,
đối tượng được hướng dẫn thực hành;
+ Có trình độ đào tạo tương đương hoặc cao hơn người thực hành;
+ Có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh liên tục từ 03 năm trở lên.
+ Đã được đào tạo về phương pháp giảng dạy lâm sàng theo quy định Bộ Y Tế
– Danh sách giảng viên và trợ giảng đáp ứng đủ theo yêu cầu ( Phụ Lục I)
9. Thiết bị học liệu cho khoá học
– Phòng bệnh, phòng giao ban;
– Có phòng học, thiết bị âm thanh, ánh sáng và các phương tiện đảm bảo dùng tốt
như: máy tính, máy chiếu, y dụng cụ, vật tư tiêu hao cho lý thuyết cũng như thực hành v.v.
– Các thiết bị trong phòng thực hành tiền lâm sàng:
+ Các mô hình cấp cứu ngừng tuần hoàn.
+ Bóng bóp, các phương tiện hỗ trợ hô hấp, phương tiện và dụng cụ đặt ống NKQ…
+ Các phương tiện kỹ thuật chuyên ngành YHCT, Phòng dược liệu…..
10. Tổ chức thực hiện chương trình
• Tổ chức học lý thuyết
– Địa điểm: Hội trường B, hoặc T hoặc phòng hành chính YHCT
– Số lượng học viên: 1 lớp tối đa 20 học viên.
– Cách thức quản lý: Điểm danh hoặc chấm vân tay.
• Tổ chức học thực hành tiền lâm sàng
– Địa điểm: phòng thực hành tiền lâm sàng tại phòng Đào tạo và khoa YHCT
– Số lượng học viên: học viên chia làm nhiều nhóm nhỏ thực hành dưới sự hướng
dẫn của giảng viên.
– Cách thức quản lý học viên: Điểm danh.
– Đánh giá: Bảng kiểm quy trình từng nhóm.
• Tổ chức học thực hành lâm sàng
– Địa điểm: Phòng giao ban, phòng bệnh khoa YHCT.
– Hình thức: Đi buồng thăm khám người bệnh, thực hiện kỹ thuật trên người bệnh

• Cách thức quản lý:
– Tại khoa lâm sàng, người phụ trách đào tạo cần phân công người hướng dẫn thường
xuyên hỗ trợ, động viên để học viên mới tự tin và hăng say học tập.
– Khi học thực hành lâm sàng, người hướng dẫn yêu cầu học viên nghiên cứu trước,
chuẩn bị sẵn sàng ý kiến thảo luận về các vấn đề lý thuyết liên quan, về quy trình, bảng
kiểm thực hành. Sau đó học viên thực hành dưới sự hướng dẫn, hỗ trợ của người hướng
dẫn. Trong khi học thực hành lâm sàng, học viên sử dụng bảng kiểm để tự đánh giá
– Sau khi học mỗi bài thực hành: Người hướng dẫn yêu cầu học viên/ nhóm học viên
thực hành với sự quan sát của người hướng dẫn và các học viên khác, sau đó thảo luận,
đưa ý kiến phản hồi giúp học viên/ nhóm học viên tiếp tục học tập để hoàn thiện kỹ năng.
• Đánh giá:
– Mỗi học viên phải thực hành lâm sàng đủ các nội dung trong chương trình đào tạo
tại các khoa lâm sàng.
– Đánh giá học viên sau mỗi học phần bằng hình thức làm bệnh án và hỏi thi trên
bệnh án, đat chỉ tiêu khi học viên đạt trên 6 điểm
– Hoàn thành các chỉ tiêu thực hành.
11. Đánh giá và cấp giấy xác nhận đào tạo thực hành
11.1. Đánh giá
11.1.1. Điều kiện được tham gia đánh giá:
– Tham gia trên 90% thời lượng khoá học lý thuyết, thực hành không được vắng mặt,
trường hợp bất khả kháng thì phải học bù.
– Không vi phạm nội quy, quy định của Bệnh viện, khoa phòng và khóa đào tạo.
11.1.2.. Đánh giá kiến thức, kỹ năng .
Thời điểm đánh giá:
– Mỗi học viên được đánh giá đầu vào, đầu ra trước và sau khi học xong mỗi học
phần
Nội dung đánh giá:
– Lý thuyết: Bộ câu hỏi trắc nghiệm về nội dung bài học gồm 60 câu (dạng câu trả
lời nhiều lựa chọn, chọn 01 câu đúng nhất), thời gian hoàn thành là 60 phút.
– Thực hành lâm sàng:
+ Hỏi thi trực tiếp trên bệnh án về nghiên cứu ca bệnh

+ Thi thực hành: Bốc thăm các kỹ thuật chấm thi theo bảng kiểm ban hành của Bệnh
viện đa khoa Hùng Vương.
Kết quả: Được đánh giá là đạt khi lý thuyết được tối thiểu 6 điểm, và thực hành >7 điểm.
(Điểm đánh giá theo thang điểm 10)
– Nếu chưa đạt, học viên phải đăng ký và nộp đơn xin đánh giá lại.
11.2. Cấp giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành
11.2.1 Điều kiện xác nhận quá trình thực hành:
– Hoàn thành các chỉ tiêu thực hành
– Hoàn thành các nội dung đánh giá kiến thức, kỹ năng bổ trợ và các nội dung đánh
giá tại 02 đơn vị luân khoa.
– Có nhận xét bằng văn bản của người hướng dẫn thực hành đối với người thực
hành đạt các yêu cầu khóa đào tạo.
11.2.2 Tên giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành:
Giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành theo quy định tại Nghị định
96/2023/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám
bệnh, chữa bệnh.
12. Chỉ tiêu thực hành
12.1. Chỉ tiêu thực hành chuyên khoa Hồi sức cấp cứu

12.2. Chỉ tiêu thực hành chuyên môn YHCT

12.3. Chỉ tiêu thực hành kỹ năng thiết yếu

Back To Top