Ban hành chương trình thực hành khám bệnh chữa bệnh đối với chức danh Bác sỹ Y khoa

- 21 lượt xem - Đào tạo

GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH

Căn cứ Nghị định 96/NĐ-CP, ngày 30/12/2023 của Chính phủ về việc Quy
định chi tiết một số điều của luật khám bệnh, chữa bệnh.
Căn cứ Thông tư số 32/2023/TT-BYT ngày 31/12/2023 của Bộ Y tế Quy định
chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh;
Bệnh viện đa khoa Hùng Vương xây dựng chương trình thực hành khám bệnh,
chữa bệnh đối với chức danh Bác sỹ Y khoa với thời lượng 12 tháng. Bệnh viện đa khoa
Hùng Vương là một bệnh viện tư nhân được đầu tư rất nhiều trang thiết bị y tế hiện đại
cùng đội ngũ giảng viên y bác sỹ được đào tạo bài bản chuyên sâu với nhiều chuyên
ngành đa dạng, đạt chuẩn năng lực nghề nghiệp và năng lực giảng dạy. Những điều kiện
thuận lợi này sẽ giúp người học sau khi kết thúc chương trình sẽ được trang bị đầy đủ
các kiến thức, kỹ năng cơ bản, cập nhật các kiến thức mới và được xác nhận thời gian
thực hành 12 tháng chuyên ngành Bác sỹ y khoa, đây là điều kiện để hoàn thiện hồ sơ
xin cấp giấp phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo Luật khám bệnh, chữa bệnh.
Các học viên sau khi hoàn thành khoá đào tạo thực hành khám bệnh, chữa bệnh
đối với chức danh bác sỹ y khoa sẽ được cấp giấy xác nhận thực hành theo quy định tại
Nghị định 96/NĐ-CP, Thông tư số 32/2023/TT- BYT quy định chi tiết một số điều của
Luật khám bệnh, chữa bệnh.

I. TÊN KHÓA HỌC:
Thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh Bác sỹ y khoa
II. THỜI GIAN: 12 tháng (Tương đương 2.112 tiết học)
III. ĐỐI TƯỢNG, YÊU CẦU ĐẦU VÀO ĐỐI VỚI HỌC VIÊN:
Các bác sỹ tốt nghiệp chuyên ngành đa khoa chưa có chứng chỉ hành nghề.
Tự nguyện tham gia thực hành
IV. MỤC TIÊU KHOÁ HỌC:
Mục tiêu chung: Kết thúc chương trình đào tạo thực hành 12 tháng sau tốt
nghiệp bác sĩ đa khoa, học viên phải đáp ứng được các chức năng nhiệm vụ của một bác
sỹ đa khoa ,áp dụng các kiến thức và kỹ năng chuyên môn trong chẩn đoán, điều trị một
số bệnh lý cấp cứu và các bệnh lý cơ bản thường gặp
Mục tiêu cụ thể:
Mục tiêu kiến thức:
1. Trình bày được chẩn đoán, các nguyên tắc điều trị một số bệnh lý cấp cứu và các
bệnh lý cơ bản
2. Áp dụng được kiến thức khoa học cơ bản, y học cơ sở và lâm sàng vào giải quyết
các vấn đề sức khỏe, các bệnh lý thường gặp ở người bệnh.
3. Áp dụng được y học dựa trên bằng chứng trong thực hành chăm sóc sức khỏe
người bệnh.
a. Mục tiêu kỹ năng:
4. Thực hiện thành thạo các kỹ năng khám bệnh, chẩn đoán xác định, chẩn đoán
phân biệt, chẩn đoán nguyên nhân và biến chứng một số bệnh thường gặp.
5. Thực hiện được quy trình hướng dẫn điều trị một số bệnh thường gặp.
6. Theo dõi, quản lý được các bệnh mạn tính, tư vấn giáo dục sức khỏe cho người
bệnh và người nhà người bệnh.
a. Mục tiêu thái độ:
7. Rèn luyện ý thức về vấn đề lây nhiễm và tuân thủ kiểm soát nhiễm khuẩn tại đơn
vị.
8. Thực hiện tốt các quy tắc ứng xử với bệnh nhân và gia đình
9. Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, quy trình bệnh viện

V. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ( KHUNG CHƯƠNG TRÌNH THỰC HÀNH 12
THÁNG)
5.1. Phân bổ chương trình:
Chương trình đào tạo thực hành sau tốt nghiệp được triển khai trong 12 tháng
gồm 7 nội dung, phân bổ như sau:

5.2.2. Thực hành lâm sàng Nội khoa ( 2 tháng = 352 tiết)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5.2.4. Thực hành lâm sàng Sản Phụ khoa (2 tháng= 352 tiết)

VI. TÀI LIỆU DẠY – HỌC:
Chuyên khoa Hồi sức cấp cứu
– Tài liệu chính thức:
+ Hồi sức cấp cứu toàn tập, Bộ Y Tế (2023)
– Tài liệu tham khảo:
+ Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hồi sức cấp cứu , Bộ Y Tế (2015)
Chuyên khoa Nội:
– Tài liệu chính thức:
+ Chẩn đoán điều trị bệnh Nội khoa , Bộ Y Tế, Bệnh viện Bạch Mai (2022)
– Tài liệu tham khảo
+ Quyết định 2767/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 04/07/2023 về việc ban hành tài
liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính”
+ Quyết định 1857/QĐ-BYT ngày 05/07/2022 về việc ban hành tài liệu chuyên
môn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị suy tim cấp và mạn”
+ Quyết định số 3087/QĐ-BYT ngày 16 tháng 7 năm 2020 Về việc ban hành tài
liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tiền đái tháo đường”
+Quyết định số 3319/QĐ-BYT ngày 19/7/2017 về việc ban hanh tài liệu chuyên
môn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường tip 2”
+ Quyết định số 3931/QĐ-BYT ngày 21/9/2015 về việc hướng dẫn chẩn đoán
điều trị các bệnh lý Thận tiết niệu
+ Quyết định số 3192/QĐ-BYT ngày 31/08/2010 về hướng dẫn chẩn đoán và
điều trị Tăng huyết áp.
+ Quyết định số 4235 ngày 31/12/2012 hướng dẫn chẩn đoán điều trị bệnh hô
hấp.
Chuyên khoa Ngoại
– Tài liệu chính thức:

+ Bệnh học Ngoại khoa, Trường Đại học Y Hà Nội, Nhà xuất bản Y học (2022)
– Tài liệu tham khảo:
+ Quyết định số 5731/QĐ-BYT ngày 21/12/2017 về việc ban hành tài liệu hướng
dẫn Quy trình kỹ thuật Ngoại khoa Chuyên khoa Phẫu thuật Tiết niệu
+ Quyết định số 5730/QĐ-BYT ngày 21/12/2017 về việc ban hành tài liệu hướng
dẫn Quy trình kỹ thuật Ngoại khoa Chuyên khoa Phẫu thuật Tiêu hóa
Chuyên khoa Sản
– Tài liệu chính thức:
+ Quyết định số 315/QĐ-BYT ngày 21/12/2017 về việc ban hành tài liệu hướng
dẫn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh sản phụ khoa”
– Tài liệu tham khảo:
+Bài giảng Sản phụ khoa, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, nhà xuất bản
Y học 2020
+ Phác đồ Sản phụ khoa – BV Hùng Vương, TP Hồ Chí Minh.
Chuyên khoa Nhi
– Tài liệu chính thức:
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em, Bộ Y tế
(2015)
– Tài liệu tham khảo
+ Phác đồ điều trị nhi khoa, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (2020)
+ Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung Ương
(2020)
+ Bài giảng nhi khoa tập 1,2. Bộ môn Nhi – Đại học Y Hà Nội (2020)
+ Hồi sức sơ sinh tại phòng đẻ, Hội đồng hồi sức UK (2021)
Kỹ năng thiết yếu cơ bản
+ Luật khám chữa bệnh 15/2023/QH15 ngày 9/1/2023
+ Quyết định số 56/BYT-K2ĐT ngày 16/5/2014 , tài liệu đào tạo liên tục về An
toàn người bệnh
+Thông tư 16/2018/TT- BYT ngày 20/7/2018 quy định về kiểm soát nhiễm
khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
+ Thông tư số 07/2014 /TT- BYT ngày 25/2/2014 quy định về quy tắc ứng xử
của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế
VII. PHƯƠNG PHÁP DẠY- HỌC.
7.1. Phương pháp dạy/ học lý thuyết:
Giảng lý thuyết theo phương pháp dạy/học tích cực. Các học viên cần đọc giáo trình
và các tài liệu tham khảo trước khi tham dự buổi giảng. Giảng viên thuyết trình, hướng
dẫn học viên tự đọc tài liệu
7.2. Phương pháp dạy/ học thực hành /lâm sàng:
– Thảo luận nhóm, ca lâm sàng
– Xem băng video, các video clip.
– Dự giao ban, đi buồng và bình bệnh án.

– Tham gia điều trị bệnh nhân và trực bệnh viện dưới sự hướng dẫn của các bác sĩ
chuyên khoa có kinh nghiệm.
– Thực hiện các thủ thuật trên mô hình dưới sự hướng dẫn của giảng viên tại
Phòng đào tạo trước khi thực hiện thủ thuật trên người bệnh
– Thực hiện các thủ thuật trên bệnh nhân dưới sự kèm cặp của các bác sĩ chuyên
khoa có kinh nghiệm.
Trong thời gian học lâm sàng tại các khoa, học viên có nhiệm vụ:
1) Dự giao ban, báo cáo bệnh nhân trong giao ban.
2) Khám bệnh nhân được giao và các bệnh nhân khác trong bệnh phòng, báo cáo bệnh
nhân với lãnh đạo và bác sĩ của khoa/viện/trung tâm khi đi buồng.
3) Chỉ định các xét nghiệm, cho thuốc điều trị dưới sự hướng dẫn của bác sĩ của
khoa/trung tâm
4) Kiến tập các thủ thuật, kỹ thuật cho bệnh nhân khi được chỉ định.
5) Thực hành lâm sàng: Thời gian thực hành lâm sàng: từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng
tuần, sáng từ 7h30 – 11h30, chiều từ 13h30 – 16h30. Học viên được nghỉ lễ theo
quy định của nhà nước
IIX. TIÊU CHUẨN GIẢNG VIÊN VÀ TRỢ GIẢNG:
– Giảng viên lý thuyết: Có chứng chỉ phương phương pháp dạy – học Y học theo quy
định Bộ Y Tế.
– Giảng viên thực hành
+ Bác sỹ có với phạm vi hành nghề y khoa hoặc bác sỹ với phạm vi hành nghề chuyên
khoa.
+ Có chứng chỉ hành nghề và thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh liên tục từ 03
năm trở lên.
+ Được đào tạo về phương pháp giảng dạy lâm sàng theo quy định Bộ Y Tế.
IX. THIẾT BỊ HỌC LIỆU CHO KHOÁ HỌC
– Học lý thuyết : phòng học có đầy đủ máy chiếu, máy tính, điều hòa,..
– Học thực hành ( lâm sàng và tiền lâm sàng): tại buồng bệnh với đầy đủ các mặt bệnh
trong chương trình Các thiết bị khám bệnh, chữa bệnh tại khoa phòng, mô hình tại
phòng đào tạo.
X. TỔ CHỨC THỤC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
– Đơn vị chủ trì: Bệnh viện đa khoa Hùng Vương
– Phương thức tuyển sinh: Thường xuyên
– Số lượng học viên: 30hv/lớp
– Tổ chức khai giảng, bế giảng: Phòng Đào tạo BVĐK Hùng Vương
– Tổ chức thi, kiểm tra đánh giá:
Khi kết thúc mỗi học phần chuyên khoa:
Lý thuyết: Phương pháp lượng giá: thi trắc nghiệm 60 phút / trắc nghiệm gồm 60 câu
khi kết thúc khóa học
Thực hành: Bốc bệnh án tại khoa, làm bệnh án và vấn đáp.
Đánh giá kết quả: đạt khi điểm từ 6 trở lên trong thang điểm 10

Khi kết thúc khoá học
Lý thuyết: Phương pháp lượng giá: thi trắc nghiệm 12 phút / trắc nghiệm gồm 100 câu (
dưới dạng câu hỏi MCQ) khi kết thúc khóa học
Thực hành: Bốc bệnh án tại khoa, làm bệnh án và vấn đáp.
Đánh giá kết quả: đạt khi điểm từ 6 trở lên trong thang điểm 10
Cách tính điểm cuối cùng:
+ Hai điểm thi lý thuyết, lâm sàng được tính độc lập.
+ Điểm lý thuyết tốt nghiệp tính theo điểm thi cuối cùng.
+ Học viên được coi là hoàn thành chứng chỉ khi điểm thi lý thuyết và lâm sàng
đều đạt từ 6 điểm trở lên trong thang điểm 10.
+ Trong trường hợp 1 trong 2 điểm dưới 6, học viên sẽ thi lại theo quy định
+ Đạt chỉ tiêu thực hành kỹ năng
XI. CẤP XÁC NHẬN THỜI GIAN THỰC HÀNH
Những học viên đủ các tiêu chuẩn sau đây được Giám đốc Bệnh viện đa khoa
Hùng Vương cấp Giấy xác nhận thời gian thực hành 12 tháng chuyên ngành Bác sỹ y
khoa tại Bệnh viện đa khoa Hùng Vương theo quy định của NĐ 96/2023/NĐ-CP ngày
30/12/2023 của Chính phủ,
– Không bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên trong thời gian tham dự khóa học.
– Hoàn thành đầy đủ chỉ tiêu thực hành.
– Điểm thi lý thuyết và thực hành kết thúc toàn đợt thực hành đạt từ 6.0 điểm trở lên
(thang điểm 10).
XII.Chỉ tiêu thực hành
12.1. Chỉ tiêu thực hành chuyên khoa Hồi sức cấp cứu

Back To Top