Viêm màng não ở trẻ em được coi là một trong những căn bệnh có mức độ nguy hiểm lớn bởi tỷ lệ tử vong cao cũng như những di chứng mà chúng để lại rất nặng nề, chẳng hạn: nhiễm trùng máu, khiến hệ thần kinh, não bộ tổn thương vĩnh viễn,… Bởi vậy, nhận biết nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa là điều phụ huynh cần quan tâm.
Viêm màng não ở trẻ em là gì?
Màng não có cấu tạo gồm 3 lớp: màng cứng, màng nhện và màng mềm với chức năng bảo vệ hệ thần kinh trung ương. Là tình trạng sưng, màng bao phủ não và tủy sống khi tác nhân gây bệnh tấn công vào lớp màng não.
Có thể xảy ra ở có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em bởi nhiều nguyên nhân khác nhau gồm: vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm và một số bệnh lý không nhiễm trùng.
Ngoài cách phân loại dựa trên nguyên nhân gây bệnh, ở trẻ em có thể được phân loại theo mức độ nghiêm trọng của bệnh gồm cấp tính, mãn tính, bán cấp và tái diễn.
Dấu hiệu viêm màng não
Có nhiều nguyên nhân, mỗi loại sẽ có triệu chứng khác nhau.
1. Các triệu chứng do virus
Viêm màng não do virus ở trẻ sơ sinh có thể khiến trẻ:
- Biếng ăn
- Quấy khóc
- Nôn ói
- Tiêu chảy
- Phát ban
- Các vấn đề về hô hấp
Ở người lớn, do virus biểu hiện bằng tình trạng:
- Đau đầu
- Sốt
- Cổ cứng
- Co giật
- Nhạy cảm với ánh sáng chói
- Buồn ngủ
- Hôn mê
- Buồn nôn và nôn
- Giảm cảm giác thèm ăn
- Tâm trạng thất thường
2. Các triệu chứng do vi khuẩn
Các triệu chứng do vi khuẩn thường phát triển đột ngột, bao gồm:
- Tâm trạng thất thường
- Buồn nôn và nôn
- Nhạy cảm với ánh sáng
- Cáu gắt
- Đau đầu
- Sốt
- Ớn lạnh
- Cổ cứng
- Một số vùng da chuyển màu tím giống vết bầm tím
- Buồn ngủ
- Hôn mê
Viêm màng não do vi khuẩn và virus có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Do đó khi thấy xuất hiện các triệu chứng trên, bạn cần đến bệnh viện ngay để được thăm khám và làm xét nghiệm tìm nguyên nhân gây bệnh, từ đó có hướng điều trị đúng đắn.
3. Các triệu chứng do nấm
Triệu chứng mà do nấm gây ra cũng tương tự như biểu hiện thường gặp ở các bệnh lý nhiễm trùng khác:
- Buồn nôn và nôn
- Nhạy cảm với ánh sáng
- Cứng cổ
- Sốt
- Đau đầu
- Luôn trong trạng thái mệt mỏi
- Nhầm lẫn hoặc mất phương hướng
4. Các triệu chứng mãn tính
Người bệnh được chẩn đoán viêm màng não mãn tính khi các triệu chứng bệnh kéo dài hơn 4 tuần. Biểu hiện của bệnh tương tự như các dạng cấp tính khác, nhưng thường phát triển chậm hơn.
Nguyên nhân gây viêm màng não
Mỗi loại viêm màng não có một nguyên nhân khác nhau, nhưng tất cả đều gây bệnh theo cách giống nhau: vi khuẩn, nấm, virus hoặc ký sinh trùng lây lan trong cơ thể qua đường máu đến màng não. (3)
Cụ thể, nguyên nhân gây ra từng loại là:
Viêm màng não do vi khuẩn
Đây là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng hoặc dẫn đến tổn thương não nếu bệnh nhân không được điều trị nhanh chóng.
Một số loại vi khuẩn là tác nhân gây bệnh do vi khuẩn là:
- Streptococcus pneumoniae (phế cầu);
- Neisseria meningitidis (não mô cầu);
- Listeria monocytogenes (thường tấn công người lớn tuổi, phụ nữ mang thai hoặc những người có vấn đề về hệ thống miễn dịch);
- Haemophilus influenzae loại b (Hib): nguyên nhân phổ biến gây bệnh viêm màng não ở trẻ.
Viêm màng não do vi khuẩn khởi phát khi vi khuẩn xâm nhập vào máu từ xoang, tai hoặc cổ họng người bệnh. Sau đó, vi khuẩn đi theo dòng chảy của máu đến não.
Vi khuẩn gây viêm màng não có thể lây lan khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Nếu bạn hoặc con bạn từng tiếp xúc gần với một người bị bệnh do vi khuẩn, hãy hỏi bác sĩ bạn nên làm để giảm nguy cơ mắc bệnh.
Viêm màng não do virus
Viêm màng não do virus thường gặp hơn so với do vi khuẩn và thường ít nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, có một số virus gây bệnh cùng với viêm não thì diễn tiến và tiên lượng nặng hơn, để lại nhiều di chứng và có thể gây tử vong.
Viêm màng não do nấm
So với do vi khuẩn hoặc virus, viêm màng não do nấm ít phổ biến hơn. Người khỏe mạnh hiếm khi mắc phải bệnh lý này. Bệnh do nấm chỉ thường gặp ở những bệnh nhân đang có hệ miễn dịch suy giảm hoặc rối loạn, chẳng hạn như AIDS, ung thư…
Viêm màng não do ký sinh trùng
Viêm màng não do ký sinh trùng là bệnh hiếm gặp. Bệnh gây ra bởi các loài ký sinh trùng sống ký sinh trên động vật. Bệnh nhân có thể bị nhiễm bệnh khi ăn thức ăn chế biến từ các loại động vật như ốc sên, rắn, cá, gia cầm (hoặc trứng của chúng) bị nhiễm ký sinh trùng,… Nguy cơ càng cao hơn nếu thức ăn còn sống hoặc nấu chưa chín. Loại bệnh này không lây truyền từ người này sang người khác.
XEM THÊM: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ VIÊM MÀNG NÃO MÔ CẦU
Viêm màng não do amip
Viêm màng não mãn tính có các triệu chứng tương tự như viêm màng não cấp tính, nhưng bệnh thường kéo dài và âm ỉ, do đó triệu chứng có khi không rõ ràng, có thể mất vài tuần mới biểu hiện triệu chứng. Nguyên nhân gây bệnh mãn tính thường là lao hoặc nấm.
Viêm màng não không nhiễm trùng
Viêm màng não không nhiễm trùng có nguyên nhân từ các bệnh như lupus ban đỏ hoặc ung thư. Nếu bị chấn thương đầu, phẫu thuật não hoặc dùng một số loại thuốc, bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh này. Bệnh không nhiễm trùng không lây nhiễm.
Viêm màng não mãn tính
Thường có các triệu chứng tương tự như viêm màng não cấp tính, nhưng phải mất vài tuần mới biểu hiện triệu chứng. Bạn sẽ mắc bệnh nếu cơ thể nhiễm nấm hoặc vi khuẩn mycobacteria (tác nhân gây bệnh lao). Những sinh vật này xâm nhập vào mô và chất lỏng xung quanh não để gây bệnh.
Viêm màng não ở trẻ em có thể được điều trị thế nào?
Như trên đã nói, nếu được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị thích hợp, bệnh có thể được chữa trị khỏi. Tuy nhiên, trong trường hợp điều trị muộn, trẻ có thể bị tử vong, kể cả không tử vong thì cũng khó tránh khỏi những di chứng nặng nề suốt đời.
Việc điều trị bệnh như thế nào được căn cứ vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như tình trạng sức khỏe, nguyên nhân cũng như tình trạng bệnh. Những nguyên tắc được áp dụng trong điều trị gồm:
-
Điều trị theo nguyên nhân: việc lựa chọn kháng sinh loại nào căn cứ vào việc bệnh gây ra bởi vi khuẩn, virus hay nấm,… Tuy nhiên, với việc dùng kháng sinh tùy tiện như hiện nay, tình trạng kháng thuốc kháng sinh khiến cho việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt khi nguyên nhân gây bệnh là phế cầu khuẩn.
-
Giảm áp lực vùng nội sọ: Được thực hiện với việc dùng thuốc có tác dụng chống phù não.
-
Khắc phục các triệu chứng: gồm giảm đau, hạ sốt, chống nôn,…
-
Tăng cường sức khỏe, đề kháng qua dinh dưỡng, bù nước, điện giải,…
Có thể được phòng ngừa bằng các biện pháp nào?
Để có thể phòng ngừa được bệnh, phụ huynh nên chú trọng thực hiện:
-
Sử dụng các loại dung dịch sát khuẩn hoặc xà phòng để vệ sinh, rửa tay cho trẻ.
-
Chú trọng việc vệ sinh nơi ở cũng như đồ chơi, đồ dùng của trẻ.
-
Người lớn khi tiếp xúc hoặc chế biến đồ ăn thức uống cho trẻ cần vệ sinh tay chân sạch sẽ.
-
Luôn sử dụng màn khi trẻ ngủ.
-
Tiêm vắc xin là yêu cầu bắt buộc trong phòng bệnh: cha mẹ có thể lựa chọn các loại như 5 trong 1, 6 trong 1 hoặc vắc xin phòng chống tác nhân gây bệnh riêng rẽ (Prevenar 13, Synflorix, Menactra, VA-Mengoc-BC, Quimi-Hib,…).
Vắc xin mang tới hiệu quả cao trong phòng chống bệnh
Đặc biệt, cha mẹ cần theo dõi sát sao các dấu hiệu bất thường ở con để kịp thời đưa tới cơ sở y tế nhằm chẩn đoán, khắc phục. Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương là địa chỉ uy tín để các bậc phụ huynh lựa chọn khi cần được tư vấn, tiêm vắc xin phòng ngừa, xét nghiệm chẩn đoán hoặc điều trị bệnh cho trẻ nhỏ.
Để biết thêm thông tin chi tiết về viêm màng não ở trẻ em hoặc đặt lịch thăm khám, Quý khách hàng vui lòng liên hệ Hotline 18009415