Ngày nay khái niệm “tự kỷ” đã được biết đến rộng rãi qua các phương tiện truyền thông đại chúng, cha mẹ đã có sự quan tâm nhất định khi con có các dấu hiệu bất thường trong quá trình phát triển. Tuy nhiên nhiều phụ huynh vẫn còn lầm tưởng về tự kỷ … và việc nhận ra các dấu hiệu tự kỷ ở giai đoạn sớm để can thiệp kịp không phải cha mẹ nào cũng biết đến.
Tự kỷ là gì?
Tự kỷ là khuyết tật phát triển hệ thần kinh, không phải là “bệnh”, theo số liệu của Tổng cục thống kê tính đến tháng 01/2019 Việt Nam có khoảng 1 triệu người mắc chứng tự kỷ. Tỷ lệ trẻ em mắc chứng tự kỷ ước tính là 1% số trẻ em sinh ra. Trẻ mắc rối loạn tự kỷ bị ảnh hưởng nhiều đến các kỹ năng phát triển và gây ra khiếm khuyết nghiêm trọng như suy giảm tương tác, giao tiếp xã hội, suy giảm nhận thức, các rối loạn hành vi, rối loạn tâm thần thực thể khác…
Việc phát hiện muộn khiến gia đình bỏ lỡ “thời điểm vàng” (thời điểm từ 0-6 tuổi) can thiệp hỗ trợ để đạt hiệu quả tốt nhất.
Vậy làm thế nào để phát hiện sớm trẻ tự kỷ để can thiệp, điều trị kịp thời?
Cha mẹ có thể dựa vào 5 dấu hiệu cờ đỏ của chứng tự kỷ để phát hiện:
– Không bi bô, không biết dùng cử chỉ, dấu vào khoảng 12 tháng.
– Không biết nói từ đơn khi 16 tháng.
– Không biết đáp lại khi được gọi tên.
– Không tự nói được câu có hai từ khi 24 tháng.
– Mất kỹ năng ngôn ngữ hoặc xã hội ở bất kỳ độ tuổi nào.
ĐIỀU TRỊ CHẬM NÓI, TỰ KỶ, TĂNG ĐỘNG CHO TRẺ TẠI KHOA NHI – BỆNH VIỆN ĐA KHOA HÙNG VƯƠNG CÓ ĐIỀU GÌ ĐẶC BIỆT ?