Tại kỳ họp, nội dung được người dân quan tâm nhất chính là tờ trình đề xuất điều chỉnh một phần giá các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh áp dụng cho các cơ sở y tế công lập trên địa bàn thành phố theo Thông tư liên tịch (TTLT) 04/2012 của Bộ Y tế và Bộ Tài chính.
Trong báo cáo thẩm tra về nội dung tăng viện phí, ông Huỳnh Công Hùng – Trưởng ban Văn hóa – Xã hội, HĐND TP.HCM cho biết, hiện cả nước chỉ còn TP.HCM là chưa thực hiện điều chỉnh giá một số dịch vụ khám chữa bệnh theo TTLT 04. Theo ông Hùng, 60% tổng chi phí khám, chữa bệnh của người dân là thuốc và vật tư, 40% là phí các dịch vụ kỹ thuật.
Do đó, lần này chỉ điều chỉnh tăng phí các dịch vụ kỹ thuật, còn thuốc và vật tư được tính theo giá mua vào của bệnh viện. Vì vậy, thực tế số tiền chênh lệch mà người dân có tham gia BHYT phải chi trả thêm sẽ không nhiều. Hiện 63% số dân thành phố đã tham gia BHYT. Mức ảnh hưởng cũng không lớn đến đời sống của 37% còn lại chưa tham gia BHYT.
Nếu được thông qua, mức viện phí mới sẽ được áp dụng từ ngày 1/6/2014 theo lộ trình tăng trong 3 năm tại 29 bệnh viện, 1 khu điều trị, 2 trung tâm, 1 phòng khám chuyên khoa cấp thành phố; 23 bệnh viện quận, huyện và 322 trạm y tế phường, xã, thị trấn.
Cụ thể, từ 1/6/2014, sẽ tăng từ 65-75% giá các dịch vụ kỹ thuật theo TTLT 04. Từ 1/6/2015, tăng 75-85% so với TTLT 04 và từ 1/6/2016 sẽ tăng 100%. Riêng đối với 25 dịch vụ kỹ thuật được quy định tại TTLT 04 có giá bằng hoặc thấp hơn giá cũ, sẽ thực hiện mức 100% khung giá TTLT 04. Vẫn giữ nguyên giá đối với 1.038 dịch vụ kỹ thuật không quy định tại TTLT 04.
Trước đó, trong báo cáo về tình hình kinh tế – văn hóa – xã hội năm 2013, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thị Hồng cho biết, có 4/25 chỉ tiêu kinh tế – văn hóa – xã hội do HĐND thành phố đề ra mà thành phố chưa đạt. Đó là tăng GDP từ 9,5% trở lên (thực tế chỉ tăng 9,3%), tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội phải đạt 248.500 tỷ đồng (thực tế đạt 225.840 tỷ đồng), tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu 13,5% (thực tế giảm 5%) và tỷ lệ xử lý nước thải y tế phải đạt 100% (thực tế đạt 99,45%).
Sáng 9/12, HĐND TP Cần Thơ khóa VIII đã khai mạc kỳ họp thứ 9. Ông Bùi Văn Hai – Chủ tịch Ủy ban MTTQ thành phố trình bày tổng hợp ý kiến cử tri cho biết, tình trạng đời sống của nông dân trong thành phố còn gặp nhiều khó khăn do thu nhập thấp, sản xuất không có lãi; phân bón, thuốc trừ sâu giả phổ biến gây thiệt hại lớn cho nông dân. Cử tri và MTTQ đề nghị HĐND và UBND thành phố cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ trực tiếp hơn, hiệu quả hơn cho nông dân như: Cung cấp giống chất lượng cao, được vay vốn hoặc được trợ giá mua máy móc nông nghiệp, thông tin dự báo về giá cả thị trường… Đồng thời, tiếp tục hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn và có giải pháp cụ thể để tiêu thụ nông sản.
Tại kỳ họp, nội dung được người dân quan tâm nhất chính là tờ trình đề xuất điều chỉnh một phần giá các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh áp dụng cho các cơ sở y tế công lập trên địa bàn thành phố theo Thông tư liên tịch (TTLT) 04/2012 của Bộ Y tế và Bộ Tài chính.
Trong báo cáo thẩm tra về nội dung tăng viện phí, ông Huỳnh Công Hùng – Trưởng ban Văn hóa – Xã hội, HĐND TP.HCM cho biết, hiện cả nước chỉ còn TP.HCM là chưa thực hiện điều chỉnh giá một số dịch vụ khám chữa bệnh theo TTLT 04. Theo ông Hùng, 60% tổng chi phí khám, chữa bệnh của người dân là thuốc và vật tư, 40% là phí các dịch vụ kỹ thuật.
Do đó, lần này chỉ điều chỉnh tăng phí các dịch vụ kỹ thuật, còn thuốc và vật tư được tính theo giá mua vào của bệnh viện. Vì vậy, thực tế số tiền chênh lệch mà người dân có tham gia BHYT phải chi trả thêm sẽ không nhiều. Hiện 63% số dân thành phố đã tham gia BHYT. Mức ảnh hưởng cũng không lớn đến đời sống của 37% còn lại chưa tham gia BHYT.
Nếu được thông qua, mức viện phí mới sẽ được áp dụng từ ngày 1/6/2014 theo lộ trình tăng trong 3 năm tại 29 bệnh viện, 1 khu điều trị, 2 trung tâm, 1 phòng khám chuyên khoa cấp thành phố; 23 bệnh viện quận, huyện và 322 trạm y tế phường, xã, thị trấn.
Cụ thể, từ 1/6/2014, sẽ tăng từ 65-75% giá các dịch vụ kỹ thuật theo TTLT 04. Từ 1/6/2015, tăng 75-85% so với TTLT 04 và từ 1/6/2016 sẽ tăng 100%. Riêng đối với 25 dịch vụ kỹ thuật được quy định tại TTLT 04 có giá bằng hoặc thấp hơn giá cũ, sẽ thực hiện mức 100% khung giá TTLT 04. Vẫn giữ nguyên giá đối với 1.038 dịch vụ kỹ thuật không quy định tại TTLT 04.
Trước đó, trong báo cáo về tình hình kinh tế – văn hóa – xã hội năm 2013, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thị Hồng cho biết, có 4/25 chỉ tiêu kinh tế – văn hóa – xã hội do HĐND thành phố đề ra mà thành phố chưa đạt. Đó là tăng GDP từ 9,5% trở lên (thực tế chỉ tăng 9,3%), tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội phải đạt 248.500 tỷ đồng (thực tế đạt 225.840 tỷ đồng), tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu 13,5% (thực tế giảm 5%) và tỷ lệ xử lý nước thải y tế phải đạt 100% (thực tế đạt 99,45%).
Sáng 9/12, HĐND TP Cần Thơ khóa VIII đã khai mạc kỳ họp thứ 9. Ông Bùi Văn Hai – Chủ tịch Ủy ban MTTQ thành phố trình bày tổng hợp ý kiến cử tri cho biết, tình trạng đời sống của nông dân trong thành phố còn gặp nhiều khó khăn do thu nhập thấp, sản xuất không có lãi; phân bón, thuốc trừ sâu giả phổ biến gây thiệt hại lớn cho nông dân. Cử tri và MTTQ đề nghị HĐND và UBND thành phố cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ trực tiếp hơn, hiệu quả hơn cho nông dân như: Cung cấp giống chất lượng cao, được vay vốn hoặc được trợ giá mua máy móc nông nghiệp, thông tin dự báo về giá cả thị trường… Đồng thời, tiếp tục hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn và có giải pháp cụ thể để tiêu thụ nông sản.
Tại kỳ họp, nội dung được người dân quan tâm nhất chính là tờ trình đề xuất điều chỉnh một phần giá các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh áp dụng cho các cơ sở y tế công lập trên địa bàn thành phố theo Thông tư liên tịch (TTLT) 04/2012 của Bộ Y tế và Bộ Tài chính.
Trong báo cáo thẩm tra về nội dung tăng viện phí, ông Huỳnh Công Hùng – Trưởng ban Văn hóa – Xã hội, HĐND TP.HCM cho biết, hiện cả nước chỉ còn TP.HCM là chưa thực hiện điều chỉnh giá một số dịch vụ khám chữa bệnh theo TTLT 04. Theo ông Hùng, 60% tổng chi phí khám, chữa bệnh của người dân là thuốc và vật tư, 40% là phí các dịch vụ kỹ thuật.
Do đó, lần này chỉ điều chỉnh tăng phí các dịch vụ kỹ thuật, còn thuốc và vật tư được tính theo giá mua vào của bệnh viện. Vì vậy, thực tế số tiền chênh lệch mà người dân có tham gia BHYT phải chi trả thêm sẽ không nhiều. Hiện 63% số dân thành phố đã tham gia BHYT. Mức ảnh hưởng cũng không lớn đến đời sống của 37% còn lại chưa tham gia BHYT.
Nếu được thông qua, mức viện phí mới sẽ được áp dụng từ ngày 1/6/2014 theo lộ trình tăng trong 3 năm tại 29 bệnh viện, 1 khu điều trị, 2 trung tâm, 1 phòng khám chuyên khoa cấp thành phố; 23 bệnh viện quận, huyện và 322 trạm y tế phường, xã, thị trấn.
Cụ thể, từ 1/6/2014, sẽ tăng từ 65-75% giá các dịch vụ kỹ thuật theo TTLT 04. Từ 1/6/2015, tăng 75-85% so với TTLT 04 và từ 1/6/2016 sẽ tăng 100%. Riêng đối với 25 dịch vụ kỹ thuật được quy định tại TTLT 04 có giá bằng hoặc thấp hơn giá cũ, sẽ thực hiện mức 100% khung giá TTLT 04. Vẫn giữ nguyên giá đối với 1.038 dịch vụ kỹ thuật không quy định tại TTLT 04.
Trước đó, trong báo cáo về tình hình kinh tế – văn hóa – xã hội năm 2013, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thị Hồng cho biết, có 4/25 chỉ tiêu kinh tế – văn hóa – xã hội do HĐND thành phố đề ra mà thành phố chưa đạt. Đó là tăng GDP từ 9,5% trở lên (thực tế chỉ tăng 9,3%), tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội phải đạt 248.500 tỷ đồng (thực tế đạt 225.840 tỷ đồng), tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu 13,5% (thực tế giảm 5%) và tỷ lệ xử lý nước thải y tế phải đạt 100% (thực tế đạt 99,45%).
Sáng 9/12, HĐND TP Cần Thơ khóa VIII đã khai mạc kỳ họp thứ 9. Ông Bùi Văn Hai – Chủ tịch Ủy ban MTTQ thành phố trình bày tổng hợp ý kiến cử tri cho biết, tình trạng đời sống của nông dân trong thành phố còn gặp nhiều khó khăn do thu nhập thấp, sản xuất không có lãi; phân bón, thuốc trừ sâu giả phổ biến gây thiệt hại lớn cho nông dân. Cử tri và MTTQ đề nghị HĐND và UBND thành phố cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ trực tiếp hơn, hiệu quả hơn cho nông dân như: Cung cấp giống chất lượng cao, được vay vốn hoặc được trợ giá mua máy móc nông nghiệp, thông tin dự báo về giá cả thị trường… Đồng thời, tiếp tục hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn và có giải pháp cụ thể để tiêu thụ nông sản.