Thời kỳ sơ sinh, trẻ mới ra đời, còn rất non yếu, tỷ lệ tử vong rất cao. Nhiều nghiên cứu ở Việt nam cho thấy tỷ lệ tử vong sơ sinh năm 2002 là 12/1000 trẻ đẻ sống, chiếm khoảng 50% tử vong dưới 1 tuổi và gần 70% tử vong dưới 1 tuổi.
Nội dung dự phòng ở thời kỳ sơ sinh như sau.
Trước hết phải thực hiện chăm sóc trước sinh và khi sinh tốt, bảo đảm sinh đẻ an toàn, đề phòng ngạt, chấn thương khi đẻ, đẻ sạch, dự phòng nhiễm khuẩn, thực hiện tốt các chăm sóc thiết yếu cho trẻ mới sinh, đặc biệt phải chăm sóc trẻ sơ sinh thiếu tháng và thấp cân lúc sinh thật tốt bởi vì nguyên nhân tử vong sơ sinh vẫn là trẻ sinh non, sinh thấp cân.
Chăm sóc, điều trị có hiệu quả ngạt sơ sinh, chấn thương khi sinh, vàng da tăng bilirubil tự do, nhiễm khuẩn sơ sinh, là biện pháp dự phòng tử vong, di chứng lâu dài khó hồi phục cho trẻ em sau này.
Thực hiện bú mẹ sớm ngay sau sinh, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và kéo dài đến 24 tháng là biện pháp dự phòng cực kỳ quan trọng đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bú mẹ sớm giảm nguy cơ tiêu chảy, viêm ruột hoại tử, nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, viêm tai giữa và nhiễm khuẩn nặng khác ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra còn giảm nguy cơ béo phì. Nhiều bằng chứng gần đây cho thấy trẻ thiếu sữa mẹ bị chậm phát triển trí tuệ do thiếu một số Acide béo không no chuỗi dài, là thành phần trong sữa mẹ để não phát triển bình thường. Cho trẻ bú mẹ thường xuyên còn có hiệu quả giảm tỷ lệ sinh và tăng khoảng cách sinh con, có lợi cho sức khỏe cả mẹ và trẻ. Vì thế Tổ chức Y tế Thế giới và UNICEF khuyết khích xây dựng bệnh viện ban hữu để cải thiện và hỗ trợ người mẹ nuôi con bằng sữa mẹ. Tại bệnh viện, để con được nằm cùng với mẹ, khuyến khích ủ ấm cho trẻ bằng biện pháp da – kề da, cho trẻ bú ngay sau sinh là những biện pháp dự phòng tốt.
Sàng lọc sơ sinh ngay trong tuần đầu sau đẻ, để phát hiện suy giáp bẩm sinh, phenylketo niệu, xơ hóa tụy, bệnh hemoglobin để điều trị sớm là biện pháp dự phòng thứ phát, rất quan trọng cần thực hiện ở thời kỳ sơ sinh.
Bổ sung vitamin Kcho tất cả trẻ sơ sinh được các nước khuyến cáo để dự phòng bệnh xuất huyết xảy ra sớm ở thời kỳ sơ sinh và trẻ nhỏ sau thời kỳ sơ sinh. Nên tiêm một mũi vitamin K1 ngay sau sinh hoặc cho uống nhiều lần trong những tuần lễ đầu sau sinh, có hiệu quả dự phòng xuất huyết sơ sinh và trẻ nhỏ rõ rệt. Nhiều nghiên cứu ở Việt Nam cũng cho thấy, tiêm một mũi vitamin K1 cho trẻ mới sinh, có hiệu quả làm giảm tỷ lệ xuất huyết não màng não ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Phòng bệnh bằng tiêm chủng là biện pháp dự phòng được thực hiện ngay từ thời kỳ sơ sinh. Các vacxin được tiêm chủng sớm ở thời kỳ sơ sinh là Vacxin BCG, viêm gan B và bại liệt (xem phần tiêm chủng).
Lây truyền dọc nhiễm HIV ngày càng có nguy cơ nhiều từ người mẹ có thai nhiễm HIV. Các biện pháp dự phòng nhiễm HIV cho trẻ sơ sinh gồm sàng lọc người mẹ có thai nhiễm HIV, điều trị thuốc kháng retrovirus cho mẹ và trẻ sơ sinh, chọn giải pháp sinh mổ và tránh bú sữa mẹ ở người mẹ nhiễm HIV.
Nội dung dự phòng ở thời kỳ sơ sinh như sau.
Trước hết phải thực hiện chăm sóc trước sinh và khi sinh tốt, bảo đảm sinh đẻ an toàn, đề phòng ngạt, chấn thương khi đẻ, đẻ sạch, dự phòng nhiễm khuẩn, thực hiện tốt các chăm sóc thiết yếu cho trẻ mới sinh, đặc biệt phải chăm sóc trẻ sơ sinh thiếu tháng và thấp cân lúc sinh thật tốt bởi vì nguyên nhân tử vong sơ sinh vẫn là trẻ sinh non, sinh thấp cân.
Chăm sóc, điều trị có hiệu quả ngạt sơ sinh, chấn thương khi sinh, vàng da tăng bilirubil tự do, nhiễm khuẩn sơ sinh, là biện pháp dự phòng tử vong, di chứng lâu dài khó hồi phục cho trẻ em sau này.
Thực hiện bú mẹ sớm ngay sau sinh, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và kéo dài đến 24 tháng là biện pháp dự phòng cực kỳ quan trọng đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bú mẹ sớm giảm nguy cơ tiêu chảy, viêm ruột hoại tử, nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, viêm tai giữa và nhiễm khuẩn nặng khác ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra còn giảm nguy cơ béo phì. Nhiều bằng chứng gần đây cho thấy trẻ thiếu sữa mẹ bị chậm phát triển trí tuệ do thiếu một số Acide béo không no chuỗi dài, là thành phần trong sữa mẹ để não phát triển bình thường. Cho trẻ bú mẹ thường xuyên còn có hiệu quả giảm tỷ lệ sinh và tăng khoảng cách sinh con, có lợi cho sức khỏe cả mẹ và trẻ. Vì thế Tổ chức Y tế Thế giới và UNICEF khuyết khích xây dựng bệnh viện ban hữu để cải thiện và hỗ trợ người mẹ nuôi con bằng sữa mẹ. Tại bệnh viện, để con được nằm cùng với mẹ, khuyến khích ủ ấm cho trẻ bằng biện pháp da – kề da, cho trẻ bú ngay sau sinh là những biện pháp dự phòng tốt.
Sàng lọc sơ sinh ngay trong tuần đầu sau đẻ, để phát hiện suy giáp bẩm sinh, phenylketo niệu, xơ hóa tụy, bệnh hemoglobin để điều trị sớm là biện pháp dự phòng thứ phát, rất quan trọng cần thực hiện ở thời kỳ sơ sinh.
Bổ sung vitamin Kcho tất cả trẻ sơ sinh được các nước khuyến cáo để dự phòng bệnh xuất huyết xảy ra sớm ở thời kỳ sơ sinh và trẻ nhỏ sau thời kỳ sơ sinh. Nên tiêm một mũi vitamin K1 ngay sau sinh hoặc cho uống nhiều lần trong những tuần lễ đầu sau sinh, có hiệu quả dự phòng xuất huyết sơ sinh và trẻ nhỏ rõ rệt. Nhiều nghiên cứu ở Việt Nam cũng cho thấy, tiêm một mũi vitamin K1 cho trẻ mới sinh, có hiệu quả làm giảm tỷ lệ xuất huyết não màng não ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Phòng bệnh bằng tiêm chủng là biện pháp dự phòng được thực hiện ngay từ thời kỳ sơ sinh. Các vacxin được tiêm chủng sớm ở thời kỳ sơ sinh là Vacxin BCG, viêm gan B và bại liệt (xem phần tiêm chủng).
Lây truyền dọc nhiễm HIV ngày càng có nguy cơ nhiều từ người mẹ có thai nhiễm HIV. Các biện pháp dự phòng nhiễm HIV cho trẻ sơ sinh gồm sàng lọc người mẹ có thai nhiễm HIV, điều trị thuốc kháng retrovirus cho mẹ và trẻ sơ sinh, chọn giải pháp sinh mổ và tránh bú sữa mẹ ở người mẹ nhiễm HIV.
….(Còn tiếp)…..
Phần tiếp theo: Dự phòng cho trẻ dưới 1 tuổi và trẻ nhỏ