Nanh sữa ở trẻ: có nên nhể nanh?

- 40 lượt xem - Trẻ em - Nhi - Sơ sinh, Y học thường thức
Nanh sữa là nang lợi ở trẻ sơ sinh, đây là một loại tổn thương lành tính hay gặp ở niêm mạc miệng trong một thời gian ngắn của trẻ sơ sinh, chúng thường ít gây biến chứng và phần lớn tự tiêu biến sau khoảng từ 2 tuần đến 5 tháng sau khi sinh.

Nanh sữa là gì?

Nanh sữa hay đẹn là tên thường gọi trong dân gian để chỉ một hay nhiều đốm nhỏ màu trắng trên lợi của trẻ sơ sinh.  Là những nang mọc ở lợi, có vỏ mỏng, trong chứa dịch, thường có màu trắng hoặc ngà vàng, cơ bản lành tính.

Nanh sữa có gây nguy hiểm?

Nanh sữa là một loại tổn thương lành tính hay gặp của niêm mạc miệng trong một thời gian ngắn ở trẻ sơ sinh. Nanh sữa hay gặp ở trẻ sơ sinh từ 0 – 3 tháng tuổi, một số trường hợp gặp muộn hơn nhưng hiếm khi gặp trên 8 tháng tuổi và nó xuất hiện ở hơn một nửa số trẻ mới sinh. Tuy nhiên, tỷ lệ thực tế có thể còn cao hơn nữa do đây là một tổn thương lành tính, xuất hiện trong thời gian ngắn, ít khi gây đau đớn cho trẻ và thường tự vỡ rồi biến mất trong khoảng 2 tuần, do vậy chúng thường được bỏ qua không đến khám tại các cơ sở y tế.Chủ yếu vệ sinh răng miệng cho trẻ nếu trẻ đau, quấy khóc, bỏ bú cần đi gặp bác sĩ để được chích nanh. Tuy nhiên sau khi chích rạch nanh sữa vẫn có thể tái phát

Có nên nhể nanh cho trẻ?

Trong hợp trẻ mọc nanh sữa kèm theo các biểu hiện khác như: trẻ bú kém, bỏ bú, quấy khóc hay nanh sữa có biểu hiện nhiễm khuẩn, sưng đỏ niêm mạc, loét, trẻ sốt… thì nên cho trẻ đến khám tại các cơ sở ý tế. Nếu có dấu hiệu nanh nhiễm khuẩn gây đau, khó chịu cho trẻ cần đưa trẻ đến khám nha sĩ để chích hoặc nhể nanh.

Thủ thuật này rất đơn giản, tuy nhiên thao tác cần nhanh và chính xác để tránh tổn thương xung quanh gây chảy máu, làm trẻ đau và gây tâm lý lo lắng cho cha mẹ trẻ. Bố mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để thực hiện nhể nanh cho trẻ, không tự nhể nanh cho trẻ ở nhà vì có thể gây nhiễm trùng nếu không được vệ sinh dụng cụ sạch sẽ.

 

Back To Top