Ban đầu,
Ông
“Mức giá ban đầu mà Sở Y tế đề xuất là 95%, sau đó giảm còn 89% và cuối cùng được thông qua ở mức 87,2%”, ông Cương thông tin.
Đã có 44 địa phương đang thực hiện hoặc đã phê duyệt giá viện phí mới |
Mức giá này không khiến ngành y tế Lào Cai hài lòng, bởi trên thực tế, suốt 3 năm qua Lào Cai đã kết dư quỹ BHYT 202 tỷ đồng (nhưng chưa nhận lại được 60% để nâng cao cơ sở vật chất theo quy định).
Theo quan điểm của lãnh đạo Sở, việc duyệt viện phí ở mức “phù hợp hơn” sẽ giúp ngành y tế tỉnh có điều kiện tài chính tốt để thực hiện việc tu bổ trang thiết bị, nâng cấp cơ sở hạ tầng, hỗ trợ đối tượng rất nghèo nhưng vẫn phải đồng chi trả, …
Ông Cương cho biết trong tổng số 447 dịch vụ được phê duyệt giá mới thì tại Lào Cai, có tới 372 dịch vụ có giá thu thực tế cao hơn giá thu theo quy định trong thông tư về giá viện phí mới. Phần chênh lệch cao hơn này sẽ do người bệnh tự chi trả (ngoài phần phải đồng chi trả theo quy định của luật BHYT).
Hiện Lào Cai đã có 95,5% dân số tham gia BHYT, trong đó có 17% thuộc diện phải đồng chi trả 20%. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế xã hội khó khăn nên rất nhiều người bệnh chỉ đồng chi trả 5% cũng đang gặp khó khăn, ngành y tế phải “bù lỗ” nhiều cho những đối tượng này.
Theo BHXH Việt Nam, hiện cả nước đã có 44 tỉnh, thành phố đã thực hiện hoặc đã thông qua giá viện phí mới. BHXH Việt Nam vẫn đang tiếp tục đề nghị các tỉnh, thành rà soát kỹ giá các dịch vụ và có điều chỉnh hợp lý.
Ngoài ra, công tác giám định cũng được đẩy mạnh để tránh tình trạng âm quỹ, đặc biệt tại các địa phương phê duyệt giá viện phí cao (như Khánh Hòa, Ninh Thuận, Cao Bằng, Đồng Tháp).
Theo C.Quyên
VietNamNet