Giới thiệu và lịch sử:
Sự xuất hiện đề kháng với các kháng sinh β- Lactam bắt đầu ngay cả trước khi kháng sinh β-Lactam đầu tiên, Penixilin, được phát hiện. Enzyme β-Lactamse đầu tiên đã được xác định ở Escherichia coli trước khi Penixilin được giới thiệu để sử dụng trong y học lâm sàng [1]. Trong thời kỳ mà Penixilin được sử dụng rộng rãi thì sự xuất hiện nhanh chóng khả năng đề kháng ở Staphylococcus aurus đã được nhận thấy là do Enzyme Penicillinase được mã hóa qua trung gian Plasmid. β-Lactamase này đã nhanh chóng lan truyền tới hầu hết các chủng S.Aureus lâm sàng cũng như các loài vi khuẩn tụ cầu khác.
Nhiều giống vi khuẩn Gr âm sở hữu một cách tự nhiên Enzyme β-Lactamse mã hóa trên nhiễm sắc thể. Những Enzyme này được cho là hình thành từ các Protein gắn Penicillin có sự tương đồng về trình tự. Sự phát triển này có thể là do áp lực chọn lọc được tạo ra bới các vi sinh vật từ đất có khả năng tạo β- lactamase được tìm thấy trong môi trường [3]. β-Lactamase đầu tiên mã hóa qua trung gian Plasmid ở vi khuẩn Gram âm, TEM – 1, được mô tả ở đầu thập niên 60 của thế kỷ trước [2]. Enzym TEM – 1 được tìm thấy ban đầu ở một chủng E.coli được phân lập từ cấy máu của một bệnh nhân người Hy lạp tên là Temoniera, do đó được gọi là TEM – 1 [5]. Sự mã hóa qua trung gian Plasmid và transposon tạo điều kiện cho sự lan truyền của TEM -1 tới các loài vi khuẩn khác. Chỉ trong vòng vài năm sau khi được phát hiện lần đầu tiên, Enzym TEM -1 đã lan truyền trên toàn thế giới và ngày nay đã được tìm thấy ở nhiều loài khác nhau của các thành viên họ vi khuẩn đường ruột, trực khuẩn mủ xanh, Hemophilus – Influenzae và vi khuẩn lậu cầu. Một β-Lactamase phổ biến khác được mã hóa qua trung gian Plasmide được tìm thấy ở Klebsiella Pneumonia và E.coli là SHV -1 (Sulphydryl có thể biến đổi ). β- lactamase SHV -1 được mã hóa trên nhiễm sắc thể ở phần lớn các chủng K.Pneumonia nhưng luôn luôn qua trung gian là Plasmid ở E.coli.
Trong 20 năm qua, nhiều loại kháng sinh βlactam mới đã được sản xuất, chúng được cấu tạo đặc biệt để có thể chống lại tác động thủy phân của βlactamase. Tuy nhiên với mỗi thế hệ kháng sinh mới được sử dụng điều trị bệnh nhân thì Enzyme βlactamase mới lại xuất hiện tạo ra sự đề kháng với thế hệ kháng sinh đó. Có lẽ, áp lực chọn lọc của việc sử dụng kháng sinh và việc lạm dụng thuốc kháng sinh mới trong điều trị đã lựa chọn các biến thể mới của βlactamase. Một trong những lớp kháng sinh thế hệ mới là Oxyimino –cephalosporin, đã được sử dụng rộng rãi để điều trị các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng do vi khuẩn Gram âm trong những năm 1980.
Không có gì đáng ngạc nhiên, sự đề kháng với các kháng sinh β- lactam phổ rộng là do các β- lactamase xuất hiện nhanh chóng. Enzyme đầu tiên trong số những Enzyme này có khả năng thủy phân kháng sinh β- lactam thế hệ mới, SHV – 2, được tìm thấy từ một chủng Klebsiella Ozaenae phân lập tại Đức [ 4 ]. Do phạm vi tác động của những Enzyme này tăng lên, đặc biệt đối với các kháng sinh Oxyimino –cephalosporin, những Enzyme này được gọi là các β- lactamase phổ rộng ( Extended – Spectrum βlactamase, ESBLs ). Đến nay, đã có trên 150 loại ESBLs được mô tả. Những ESBLs này được tìm thấy trên toàn thế giới ở nhiều giống vi khuẩn đường ruột khác nhau và trực khuẩn mủ xanh.
Tài liệu tham khảo:
1. Abraham E.P., Chai E, (1940) " An Enzyme fr0m bacteria ableto destroy Penicillin". Nature. Vol.146. pp. 837.
2. Datta., kontomichalau P, (1965), "Penicillinase Synthesis Controlled by Infectious R Factors in Enterobacteriaceae", Nature, vol, 208, pp. 239 – 244.
3. Ghuysen J. M, (1991). "Serine β-lactamases and Penicillin – Binding Proteins", Annu Rev Microliol", Vol, 45, pp. 37 – 67.
4. Kliebe C., Nies B.A., Meyer J. F., Tolxdorff – Neutzling R.M.,
Wiedemann B, (1985), "Evolution of Plasmid – coded resistance to broad – Spectrum cephalosporins", Antimicrob Agents chemother, vol. 28, pp. 302 – 307.
5. Medeiros A.A, (1984), " β-lactamases", Br MedBull, vol, 40, pp. 18- 27.
Người dịch: Lê Thị Nga – BS CKII – Khoa Nội – Nhi – Đông Y BVĐK Hùng Vương
By Patricia A. Bradford
Từ: http://www.ncbi,nlh.nih.gov/pmc/articles/PMC89009/?tool=pubmed