BVĐK Hùng Vương triển khai kỹ thuật mới: Nội soi phế quản

- 16 lượt xem - Tin tức



Các BS BVĐK Hùng Vương đã thực hiện kỹ thuật Nội soi phế quản tại BVHV dưới sự chỉ đạo hướng dẫn trực tiếp của bác sỹ Vũ Khắc Đại – BV Phổi Trung Ương

Nội soi phế quản là một thủ thuật dùng một ống mà qua đó có thể nhìn và đánh giá phổi cũng như đường hô hấp của bệnh nhân bao gồm thanh quản, dây thanh âm, khí quản và các nhánh phế quản. Nội soi phế quản là một thủ thuật luôn được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa hô hấp hoặc bác sĩ phẫu thuật lồng ngực. Bằng nội soi phế quản, các bác sỹ Lâm sàng có thể sinh thiết mẫu mô phổi để làm xét nghiệm.

Kỹ thuật này đã được áp dụng ở một số bệnh viện lớn như Bạch Mai; bệnh viện Phổi Trung ương và Hà Nội,…trong những năm hình thành và phát triển, tại bệnh viện Đa Khoa Hùng Vương đã có nhiều bệnh nhân nghi ngờ ung thư, lao,… đều phải chuyển tuyến trên để điều trị.

Đây là những bước đầu triển khai nội soi phế quản tại Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương, hỗ trợ đắc lực cho công tác chẩn đoán và điều trị các trường hợp liên quan đến cây khí phế quản. Ðiều này cũng giúp cho người dân tiếp cận được những thành tưu y tế hiện đại ngay tại địa phương – một vùng quê trung du miền núi Phía Bắc.

 

Trong khi xét nghiệm đàm tìm tế bào ung thư có độ nhậy thấp do sai sót trong lấy mẫu hay chuẩn bị mẫu, nội soi phế quản là phương tiện hàng đầu hiện nay giúp phát hiện sớm tổn thương nội phế quản.

Nội soi phế quản bằng ống soi mềm có rất nhiều lợi ích trong chẩn đoán và điều trị nhiều bệnh ly hô hấp

Nội soi chẩn đoán:

  • Nghi ung thư phế quản phổi, u trung thất
  • Dị vật đường thở
  • Viêm phổi khó trị hay tái phát
  • Bệnh phế nang, mô kẽ phổi
  • Khó thở chưa rõ nguyên nhân
  • Ho ra máu
  • Ho kéo dài trên 2 tuần
  • Xẹp phổi
  • Tràn dịch màng phổi chưa tìm được nguyên nhân
  • Bất thường trên X quang ngực nhưng chưa chẩn đoán được bằng các phương pháp khác
  • Nghi thủng khí quản hay dò thực quản khí quản
  • Khàn tiếng
  • Đánh giá thanh môn trước khi rút canule mở khí quản…

Nội soi điều trị:

  • Gắp dị vật đường thở
  • Cầm máu
  • Đốt điện/laser khối u đường thở
  • Đặt stent kim loại khí phế quản
  • Xẹp phổi do tắc đàm hay cục máu đông
  • Cắt hạt hay polyp dây thanh điều trị khàn tiếng.
Back To Top