Vàng da sơ sinh là do tăng Bilirubin gián tiếp (VDSS) rất hay gặp, bệnh xảy ra ở 25-30% ở trẻ đủ tháng và đa số ở trẻ non tháng. Bệnh thường xảy ra trong tháng tuổi đầu tiên nhưng nguy hiểm nhất là trong 2 tuần đầu tiên.
Vàng da ở trẻ sơ sinh do đâu?
Vàng da sơ sinh có thể ở mức độ nhẹ (vàng da sinh lý) nhưng cũng có thể tiến triển nặng (vàng da bệnh lý).Nếu không phát hiện và điều trị vàng da bệnh lý kịp thời thì có thể xảy ra biến chứng nhiễm độc thần kinh (còn gọi là vàng da nhân) do Bilirubin gián tiếp thấm vào não mà hậu quả là trẻ sẽ bị tử vong hoặc bị bại não suốt đời.
Biểu hiện của bệnh vàng da
Ranh giới giữa vàng da sinh lý và bệnh lý rất mong manh, vì vậy ba mẹ cần quan sát trẻ thường xuyên và cho con đi khám ngay khi nhận thấy các biểu hiện:
– Vàng da xuất hiện sớm trước 48 giờ sau sinh
– Vàng da toàn thân, cả lòng bàn tay, bàn chân và mắt
– Vàng da kéo dài trên 1 tuần đối với trẻ đủ tháng, trên 2 tuần với trẻ thiếu tháng
– Trẻ vàng da kèm theo bú ít, bỏ bú, co giật, lừ đừ…
– Trẻ đi tiểu màu vàng sậm
Phương pháp điều trị
Hiện nay, vàng da sơ sinh được điều trị bởi ba phương pháp chính:
Cung cấp đầy đủ nước và năng lượng (qua cho bú hoặc truyền dịch),
Chiếu đèn là phương pháp điều trị vàng da sơ sinh hiệu quả nhất, an toàn, đơn giản và kinh tế nhất.
Thay máu khi trẻ có dấu hiệu nhiễm độc thần kinh
Chiếu đèn: là liệu pháp ánh sáng được sử dụng rộng rãi trong điều trị trẻ vàng da rất hiệu quả
Lợi ích của của việc chiếu đèn này là:
– Chiếu đèn sớm nên khi trẻ xuất viện thì đại đa số trẻ không còn nguy cơ vàng da nặng.
– Không phải cách ly mẹ con.Có thể tận dụng nguồn sữa mẹ tối đa, tránh mất sữa mẹ do trẻ phải xa mẹ.
– Gia đình được trực tiếp chăm sóc và theo dõi trẻ, tạo tâm lý yên tâm, tránh lo lắng cho mẹ và gia đình.
– Không có nguy cơ bị nhiễm trùng bệnh viện