“Bom” phóng xạ có thể tiêu diệt HIV

- 21 lượt xem - Tin tức

Tiến sĩ Ekaterina Dadachova và các cộng sự thuộc trường đại học y Albert Einstein ở New York (Mỹ) đã phát hiện thấy rằng liệu pháp điều trị bằng phóng xạ có thể tiêu diệt các tế báo máu trắng bị nhiễm virus HIV.  Các kháng thể cũng có khả năng năng tiêu diệt nhiều tế bào nhiễm HIV trong não hơn, trong khi ít gây hại tới hệ thống não bộ.

HIV, phóng xạ, chữa trị, điều trị, tác dụngVirus HIV đã gây bệnh AIDS cho khoảng 35 triệu người trên toàn cầu.

“Phương pháp điều trị bằng thuốc Antiretroviral chỉ thâm nhập một phần hàng rào máu não. Điều này đồng nghĩa cho dù một bệnh nhân được xác định hết HIV, thì virus này vẫn có thể phát triển trong não gây rối loại nhận thức và giảm trí tuệ”, tiến sĩ Dadachova cho biết. “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng  liệu pháp sử dụng phóng xạ có thể tiêu diệt các tế bào nhiễm HIV ở hệ thống thần kinh trung ương.”

Các nhà khoa học đã thử nghiệm phiên bản sửa đổi của một liệu pháp phóng xạ đang được sử dụng hiện nay để điều bệnh bạch cầu trong mẫu máu được lấy từ 15 bệnh nhiễm HIV và phát hiện thấy rằng nó có thể tiêu diệt các tế bào bị nhiễm HIV.

Ngoài khả năng tiêu diệt các tế bào nhiễm HIV đang di chuyển trong cơ thể bệnh nhân, liệu pháp phóng xạ có thể thân nhập vào não – khả năng mà một số loại thuốc điều trị HIV không thể thực hiện được.

“Loại trừ các tế bào nhiễm HIV bằng liệu pháp phóng xạ đã cho thấy hiệu quả”, tiến sĩ Dadachova cho biết. “Phóng xạ chỉ tấn công những tế bào nhiễm HIV và không gây hại tới những tế bào khỏe mạnh”.

Liệu pháp phóng xạ hoạt động bằng cách sử dụng kháng thể gắn đồng vị phóng xạ để tiêm vào máu của bệnh nhân HIV, các kháng thể nàu sẽ di chuyển tới các tế bào mục tiêu và sau đó giải phóng phóng xạ tiêu diệt tế bào nhiễm bệnh.

Virus HIV đã gây bệnh AIDS cho khoảng 35 triệu người trên toàn cầu và đã khiến khoảng 36 triệu người khác thiệt mạng, theo thống kê của Liên Hợp Quốc. Hiện tại, chưa có phương pháp điều trị hữu hiệu nào đối với căn bệnh này, trong khi vác-xin phòng chống vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm.

Back To Top