Cứu sống bệnh nhân đặc biệt nguy kịch thông qua hệ thống Telemedicinne – Đài PTTH Phú Thọ

- 32 lượt xem - Đáng quan tâm

Sau thăm khám và khai thác sơ bộ các bác sỹ thống nhất chẩn đoán đây là một trường hợp thuộc đợt cấp COPD có kèm theo suy hô hấp rất nguy kịch, bệnh nhân bắt đầu có biểu hiện sốc, nhằm cải thiện tình trạng suy hô hấp rất nặng, ngay tại phòng cấp cứu khi chưa có bất cứ một xét nghiệm, cận lâm sàng nào bệnh nhân đã được xử trí thông khí nhân tạo bằng cách đặt nội khí quản, bóp bóng có 02. Tuy nhiên ngay cả khi đã đặt nội khí quản và hỗ trợ bằng máy thở thì tình trạng suy hô hấp của bệnh nhân vẫn không được cải thiện, độ bão hòa oxy trong máu ( SPO2) thấp và tiếp tục suy giảm, huyết áp liên tục tụt mặc dù đã được truyền dịch và sử dụng thuốc vận mạch, thuốc giãn phế quản – Huyết áp lúc vào viện đo được 130/80 mmhg nhưng ngay sau đó chỉ còn 90/60 và sau đó là 70/40…bệnh nhân lơ mơ và dần rơi vào trạng thái hôn mê. 17 giờ 30p, với tất cả những diễn biến theo chiều hướng xấu đi rất nhanh, cùng với việc khai thác tiền sử thông qua người nhà người bệnh, các bác sỹ tại phòng cấp cứu đều thống nhất nhận định, rất có thể bệnh nhân đã bị thuyên tắc mạnh phổi cấp, một căn bệnh mà tỷ lệ tử vong rất cao. Sau khi hội ý chớp nhoáng với Ban Giám đốc, thông qua thiết bị Smartphone, máy tính và phần mềm PMR-PACS, Zoom Cloud Meettings có sẵn, kíp trực đã liên hệ cùng lúc với các chuyên gia hồi sức cấp cứu, tim mạch, hô hấp và chẩn đoán hình ảnh của bệnh viện Bạch Mai, một cuộc hội chẩn từ xa (Telemedicine) với rất nhiều điểm cầu ở nhiều chuyên khoa khác nhau giữa hai bệnh viện gồm bệnh viện Hùng Vương và bệnh viện Bạch Mai được thiết lập, kể từ lúc này tất cả các chỉ số xét nghiệm, kết quả điện tim, kết quả chụp MSCT (Cắt lớp vi tính) đã được đưa lên hệ thống PMR-PACS và Zoom Cloud Meettings và đã được các chuyên gia ở các điểm cầu cùng tập trung phân tích, đánh giá. 18 giờ 10 sau khi có kết quả dựng mạch phổi trên máy MSCT 128 các chuyên gia thống nhất kết luận: Bệnh nhân suy hô hấp và sốc do bị tắc hoàn toàn nhánh thùy trên động mạch phổi do huyết khối, với mức độ rất nặng ở bệnh nhân trong thời điểm hiện tại, nếu ở các bệnh viện tuyến trung ương các bác sỹ sẽ có nhiều lựa chọn khác nhau ví dụ như can thiệp mạch để lấy huyết khối, tái thông tuần hoàn bằng dụng cụ nhân tạo… tuy nhiên với điều kiện của bệnh viện và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, việc vận chuyển đến tuyến cao hơn là không thể, bệnh nhân sẽ không thể đến kịp được những nơi có những điều kiện tốt hơn. Căn cứ tình hình thực tế, các bác sỹ của BV Hùng Vương và các chuyên gia ở tất cả các điểm cầu đều thống nhất lựa chọn phương pháp sử dụng thuốc tiêu sợi huyết Alteplase theo đường tĩnh mạch, đây là phương pháp duy nhất có thể cứu sống được người bệnh trong điều kiện và hoàn cảnh thực tế, hiện tại, tuy nhiên tiêu sợi huyết bằng thuốc là một kỹ thuật khó và phải được các bác sỹ hồi sức, tim mạch… theo dõi, giám sát cực kỳ chặt chẽ. Và điều kỳ diệu đã đến, sau khi sử dụng thuốc và kỹ thuật tiêu sợi huyết chỉ khoảng hơn 10 phút bệnh nhân đã có những đáp ứng và chuyển biến rất tích cực, huyết áp tăng dần từ 60/40 lên 110/70 và 130/90, mạch 90l/phút, SPO2 99 %. Bệnh nhân bắt đầu thở đều theo máy, môi, ngọn chi bắt đầu ấm, hồng trở lại, chức năng hô hấp và tuần hoàn cùng cải thiện rõ rệt, các chỉ số sinh tồn dần ổn định, bệnh nhân bước đầu đã qua cơn nguy kịch. Từ những kết quả đạt được ban đầu, trước khi cuộc hội chẩn từ xa kết thúc, một phác đồ duy trì cho người bệnh đã được thiết lập, ngay sáng hôm sau bệnh nhân đã được rút nội khí quản, tỉnh và tự thở, các chỉ số sinh tồn đã hoàn toàn ổn định. Bệnh nhân được tiên lượng tốt và có thể ra viện trong vài ngày tới. Một cuộc chạy đua mà trong đó có sự tham gia của rất nhiều chuyên gia thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau ở hai bệnh viện cách xa nhau hàng trăn km đã đến đích, một bệnh nhân thuộc nhóm bệnh đặc biệt nguy kịch đã được cứu sống và trong đó không thể không ghi nhận đóng góp rất lớn của công nghệ thông tin, một công cụ đặc biệt có ý nghĩa trong y học thời đại 4.0

Back To Top