Tháng 12, với điều kiện nhiệt độ và độ ẩm của miền Bắc nước ta là môi trường "cực kỳ" thuận lợi cho các loại virus phát triển như: Virus cúm, á cúm, RSV,… Vậy làm sao có thể bảo vệ bản thân và bé nhà bạn trước dịch cúm A bùng phát?
Thói quen rửa tay
Từ khoảng 1 tuổi, trẻ đã có thể nhìn và lặp lại những hành động người lớn hay làm và tập làm theo. Vì vậy ba mẹ trước hết nên làm gương cho con thói quen rửa tay sau khi từ bên ngoài về nhà, trước khi bế con, trước khi ăn hay sau khi đi vệ sinh. Và vệ sinh tay cho bé những thời điểm tương tự, vừa rửa tay
vừa nói để bé dần dần làm quen.
Việc cắt móng tay của các bé ba mẹ cũng cần thực hiện thường xuyên để đảm bảo vệ sinh, tránh tạo nơi trú ngụ cho vi khuẩn, và hạn chế nguy cơ các bệnh về da khi chẳng may cào cấu vào các vết xước.
Vệ sinh đồ dùng cá nhân
Mỗi bé đến tuổi đi mầm non đều được cha mẹ chuẩn bị 1 bộ đồ dùng cá nhân gồm 1 chiếc khăn lau tay, cốc, thìa, nĩa, 2-3 cái khăn ăn, yếm (cho trẻ dưới 3 tuổi), 2 bộ quần áo, và 4-5 cái bỉm (nếu bé vẫn cần dùng). Sau mỗi buổi học, cha mẹ sẽ được nhận lại bộ đồ dùng này để giặt rửa và mang đồ mới đến cho con vào ngày hôm sau.
Đeo khẩu trang khi ra nơi công cộng
Cả bé yêu và mọi người trong gai đình cần đeo khâu trang khi ra nơi công cộng nhằm mục đích tránh mang mầm bệnh từ bên ngoài môi trường xunh quanh về nhà!
Vận động thể dục vào buổi sáng và bổ sung nước đầy đặn
Vào buổi sáng, các ba mẹ nên cho bé vận động cũng như đi dạo để tăng cường sức khỏe, tạo thói quen tốt giúp cơ thể khỏe mạnh.
Sau khi vận động, bé cũng cần được rèn luyện thói quen tự bổ sung nước cho cơ thể.
Rèn luyện thói quen sinh hoạt đúng quy tắc: Cha mẹ nên đảm bảo chế độ sinh hoạt cho bé như sau:
Ngày ăn đủ 3 bữa đúng giờ
Đi ngủ sớm đúng giờ
Dậy sớm đúng giờ
Bổ sung các nhóm Vitamin
Vitamin A hỗ trợ khả năng miễn dịch của cơ thể và làm ổn định tế bào da. Mẹ nên cho bé ăn nhiều thực phẩm như trứng gà, sữa, dầu cá…
Vitamin B giúp gây cảm giác thèm ăn và có nhiều trong các thực phẩm như thịt heo, lươn, trứng, đỗ tương, chuối…
Vitamin C chứa nhiều trong những loại rau, hoa quả như súp lơ xanh, ớt chuông xanh, rau cải, và những loại rau màu vàng và xanh khác…
Thực phẩm chứa kẽm giúp khống chế sự sinh sôi của mầm bệnh cảm cúm. Mẹ nên bổ sung cho con các thực phẩm như thịt nạc, cá, con hàu hay lòng đỏ trứng
Tiêm phòng vắc xin để phòng bệnh cảm cúm cho trẻ từ 6 tháng trở lên
Vắc xin cúm được tiêm bắp hoặc dưới da.
Người lớn và trẻ em trên 3 tuổi tiêm 1 liều 0,5ml.
Trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi tiêm liều 0,25ml.
Nên tiêm mũi thứ 2 sau ít nhất 4 tuần cho những trẻ chưa từng tiêm vắc xin trước đó.
Tất cả các đối tượng trên nên tiêm nhắc lại vắc xin cúm hàng năm.
Nên tiêm vắc xin cúm ngay từ khi bắt đầu có vắc xin cho mùa dịch cúm mới. Ở Việt Nam, tốt nhất nên tiêm vắc xin cúm vào khoảng tháng 10 và 11 hàng năm. Tuy nhiên, vắc xin cúm vẫn có thể tiêm vào bất cứ lúc nào trong mùa cúm thông thường từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau.