U lành tính vùng xương hàm: Nguyên nhân và điều trị

- 860 lượt xem - Tin tức

Qua thăm khám và thực hiện Chụp PANORAMA răng toàn cảnh, kết hợp kết quả CT xương hàm, bệnh nhân được chẩn đoán bị nang xương hàm trên do răng thừa ngầm vùng cửa, nang đã phá huỷ vào xoang hàm trên bên trái. Bệnh nhân được nhập viện điều trị đỡ sưng đau, tiến hành phẫu thuật cắt bỏ nang xương hàm. Hiện tại, sức khoẻ bệnh nhân ổn định, ăn uống được, khoảng 2-3 ngày nữa sẽ được xuất viện.

6c1146b72c45de1b8754
Kết quả chụp CT xương hàm của bệnh nhân

1. U xương hàm là gì?

U xương hàm là bệnh lý các khối u ở xương hàm mặt, có thể xảy ra ở cả xương hàm trên và xương hàm dưới. Tuy nhiên, đa phần là khối u lành tính và thường có một số đặc điểm chung sau:

• Khối u phát triển chậm, có khi rất chậm;

• Hầu hết khối u khu trú có giới hạn rõ và dễ phát hiện bằng lâm sàng như sờ, nhìn; • Phần da niêm mạc phủ lên khối u bình thường và không gây đau;

• U xương hàm ít hoặc không ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân;

• Nếu được phát hiện và chẩn đoán sớm, các u còn khu trú, gọn, điều trị bằng phương pháp phẫu thuật triệt để sẽ ít hoặc không tái phát.

U xương hàm là bệnh lý các khối u ở xương hàm mặt, có thể xảy ra ở cả xương hàm trên và xương hàm dưới

2. Nguyên nhân gây u hàm mặt

Nguyên nhân gây u hàm mặt đến nay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Bệnh có thể là do di truyền, các tác nhân tại chỗ có nguồn gốc do răng hoặc không do răng. Nếu không do răng, khối u xương hàm gồm có các dạng là: u xương xương hàm, u xơ xương hàm, u máu trong xương hàm và u sụn.

3. Dấu hiệu u xương hàm

Đa số các khối u xương hàm là các khối u lành tính và đều không có biểu hiện trên lâm sàng. Tuy nhiên, khi thăm khám ở mỗi giai đoạn có thể nhận thấy các dấu hiệu sau.

3.1 Giai đoạn tiềm ẩn khối u xương hàm

• Không có triệu chứng;

• Phát hiện tình cờ;

• Đau nhức do nhiễm trùng.

3.2 Giai đoạn u xương hàm gây biến dạng xương

• Phồng bề mặt xương;

• Có cảm giác nặng vùng xương hàm;

• Dị cảm hoặc mất cảm giác do thần kinh bị chèn ép.

3.3 Giai đoạn u hàm mặt phá vỡ bề mặt xương

• Nằm dưới lớp niêm mạc;

• Sờ thấy khối u nhưng không đau;

• Bờ xương xung quanh mỏng, bén nhọn.

3.4 Giai đoạn u xương hàm tạo đường dò và gây biến chứng

• Niêm mạc phủ trên khối u mỏng dần và thủng, gây lỗ dò ở trong hoặc ngoài miệng.

4. Điều trị u xương hàm Nếu u xương hàm được phát hiện, chẩn đoán sớm lúc khối u còn nhỏ thì có thể tiến hành phẫu thuật cắt bỏ triệt để khối u Nếu u xương hàm được phát hiện, chẩn đoán sớm lúc khối u còn nhỏ thì có thể tiến hành phẫu thuật cắt bỏ triệt để khối u và tạo hình phục hồi. Nếu khối u lớn và quá lớn, cần chú ý phẫu thuật mang tính cắt, xén bớt để phục hồi chức năng và thẩm mỹ. Với giai đoạn này không đặt phẫu thuật triệt để được vì u lan rộng, không có ranh giới; mặt khác phẫu thuật tổ chức u chảy máu rất khó cầm.

Các bác sĩ khuyến cáo người dân: Khi thấy có dấu hiệu bất thường ở vùng xương hàm mặt (đau nhức, phồng bề mặt xương, có cảm giác nặng vùng xương hàm…) người bệnh cần thăm khám bác sĩ kịp thời để phát hiện sớm khối u hàm mặt, tránh tình trạng để khối u phát triển gây gãy xương hàm, có thể tiến triển thành u ác tính và gây chèn ép thần kinh mạch máu xung quanh. Liên hệ ngay Bác sĩ Răng hàm mặt Bệnh viện đa khoa Hùng Vương khi bạn có những dấu hiệu bất thường về răng hàm mặt. Hotline: 0917.966.115

Back To Top