Vài suy nghĩ về Y đức nhân ngày thầy thuốc Việt nam 27/02

- 31 lượt xem - Tin tức
Vui vì nghề Y luôn được trân trọng, chúng tôi được xã hội gọi là thầy – “Thầy thuốc". Hơn thế nữa, trong vòng quay 365 ngày của một năm chúng ta lại có ngày 27/2 – Ngày thầy thuốc Việt Nam, ngày mà chúng ta nhận được sự quan tâm của xã hội, được nhận những tình cảm tốt đẹp nhất của những người thân.

Có thể nói chỉ một ngày thôi nhưng mỗi thầy thuốc đều cảm thấy vơi đi biết bao vất vả, nhọc nhằn, chúng ta vui hơn… Nhưng cũng thú thật cũng vẫn còn những nỗi buồn… khiến chúng tôi trăn trở.

pham van hoc

Y đức xét đến cùng lại là đạo đức ngành y, đạo đức thì ngành nào cũng cần nhưng với ngành Y thì lại có những đặc thù riêng, bởi lẽ nó gần vớ sức khỏe, mạng sống của mỗi con người. Lâu nay cứ khi bàn luận về y đức là chúng ta quy chụp và dường như áp đặt thầy thuốc rèn luyện là đủ. Nhưng theo tôi  như vậy là chưa đủ. Đạo đức cũng như bất cứ một yếu tố, một phạm trù hay một thực tế nào đó, muốn tồn tại, muốn phát triển nó cũng cần có một môi trường tốt và môi trường  đó phải có ở hai đầu mối quan trọng: một là người bệnh, người bệnh cũng cần hiểu rằng họ là một điều kiện hết sức quan trọng để y đức tồn tại và phát triển, họ cần phải hiểu và thông cảm cái khó, cái khổ của thầy thuốc, phải tôn trọng  những chuẩn mực đạo đức, phải tôn trọng thầu thuốc. Bản thân người thầy thuốc khó có thể giữ được y đức trong trường hợp mỗi khi xảy ra tai biến thì người bệnh, người nhà bệnh nhân quá đau buồn mà mất bình tĩnh, xúc phạm thậm chí là tấn công thầy thuốc, không cần biết nguyên nhân tai biến là do chủ quan hay khách quan.

Bên cạnh đó, lãnh đạo bệnh viện, những nhà đầu tư, nhà quản lý cũng cần quan tâm và cho các thầy thuốc một môi trường làm việc tốt. Biết rằng đất nước ta còn nghèo, nghề y cũng như tất cả các nghề nghiệp khác, chúng ta chưa thể làm giàu bằng đồng lương nhưng cũng cần phải đảm bảo cuộc sống của gia đình. Cuộc sống quá chật vật, thầy thuốc bị ám ảnh chuyện cơm áo gạo tiền thì việc thực hiện y đức của người thầy thuốc cũng gặp nhiều khó khăn…

Còn nhiều tác nhân quan trọng khác và tất cả  các tác nhân  ấy đều tác động lên hai chữ Y – Đức. Bàn luận như vậy để thấy rằng rèn luyện y đức không thể phó thác cho thầy thuốc. Y đức của thầy thuốc còn phụ thuộc rất lớn vào người bệnh, vào bệnh viện và của cả xã hội.

 

Back To Top