Ngôi ngược và song thai

- 847 lượt xem - Tin tức

Ngôi thai ngược và song thai kết hợp sẹo mổ lấy thai không phải là trường hợp hiếm ở các thai phụ bởi ngày càng có nhiều trường hợp sản phụ sẽ phải sinh con “ngược” với trạng thái bình thường

Ngôi ngược: Thông thường khi chuyển dạ đầu của bé ra trước, sau đó đến vai và phần Chân. Còn trong trường hợp thai ngược thì lúc đầu phần chân của bé ra trước, rồi đến phần vai và sau đó lại là phần cổ hẹp rồi mới đến đầu của bé. Theo bản năng tự nhiên, dạ con giãn ra hết mức ở phần vai, sau đó khi qua phần cổ, dạ con sẽ co lại vì tưởng rằng “nhiệm vụ”của mình đã xong. Hậu quả là đầu của bé khó ra được, khiến cho thai rất dễ bị ngạt nặng, chưa kể đến việc đầu là phần to hơn mông và chân nhưng ra sau nên dễ bị mắc lại trong khung xương chậu càng làm cho tình huống trở nên nguy hiểm. Vì thế, đỡ đẻ ngôi ngược là việc khó, đòi hỏi thầy thuốc phải có kinh nghiệm. Ngay cả các thầy thuốc lành nghề cũng không ai dám đảm bảo không để xảy ra tai biến đối với thai nhi. Vì vậy, tại Việt Nam và hầu hết các nước trên thế giới, các thầy thuốc thường khuyên các bà mẹ chấp nhận việc mổ lấy thai khi bắt đầu chuyển dạ.

Song thai : Trên thực tế việc sinh song thai đồng nghĩa tăng nguy cơ rủi ro cho cả mẹ và con. Do vậy, gần như đã thành một quy luật, kể từ khi có kết quả xác nhận mang song thai, các bà mẹ thường cùng bác sĩ bắt đầu lập kế hoạch sao cho việc sinh nở của họ được diễn ra an toàn và tốt đẹp nhất có thể. Bởi chúng ta cần phải xác định rằng sự an toàn của mẹ và bé luôn là mục tiêu tối quan trọng.

Nhiều bà mẹ nghĩ rằng mình sẽ sinh thường, và do vậy không chuẩn bị kế hoạch cho những can thiệp y tế nào cho đến khi đối mặt với thực tế. Thật vậy, khả năng cần đến sự hỗ trợ của những y cụ như kẹp hoặc dụng cụ hút, hoặc phải thực hiện mổ lấy thai đối với các ca song sinh trở lên là cao hơn rất nhiều so với một ca sinh đơn thai bình thường.

Các bác sĩ sản khoa có các tiêu chí xử lý riêng cho các ca sinh đa thai. Và để đảm bảo an toàn cũng như để tránh các nguy cơ kiện tụng trên thực tế, họ sẽ đề nghị sinh mổ khi có đa thai.

Tại khoa Sản bệnh viện Hùng Vương cũng không hiếm những trường hợp mang sang thai hoặc ngôi ngược , nhập viện trong tình trạng rất khó xử. Sau đây là những trường hợp điển BVĐK Hùng Vương đã thực hiện đỡ đẻ, chăm sóc và điều trị:

– Sản phụ N . T . H 27 tuổi ở  Đoan Hùng, Phú Thọ, được chẩn đoán mang thai ngôi ngược 40 tuần, chuyển dạ đẻ lần 2, tiền sử sinh mổ ở lần mang thai trước, quá trình quản lý thai nghén được bác sỹ tư vấn mổ lấy thai khi đủ tháng, nhưng khi vào viện thì cổ tử cung đã mở hết chân thai nhi thập thò trong âm đạo, không đủ thời gian để phẫu thuật, bác sỹ khoa Sản đã phải mạo hiểm đỡ đẻ ngôi ngược. Cuối cùng rất may mắn điều tồi tệ đã không xảy ra, bé gái nặng 3000gr ra đời khỏe mạnh mà không gây sang chấn cho cả mẹ và con .

– Sản phụ N . T . T . H  36 tuổi ở  Đoan Hùng ,Phú Thọ và  T . T . T 24 tuổi  ở Sơn Dương, Tuyên Quang đều mang song thai đủ tháng, siêu âm 1thai thuận và 1 thai ngược, trọng lượng thai đều trên 3kg. Vào viện cũng trong tình trạng như sản phụ đã nói ở trên. Đứng trước những tình huống dở khóc dở cười, bác sỹ Sản tiếp tục phải mạo hiểm dẫu biết rằng nếu không may tai biến xảy ra người chịu hậu quả vẫn là nhân viên y tế. Ở những trường hợp song thai 1 ngôi thuận 1 ngôi ngược nguy hiểm nhất là lúc 1 thai đã ra khỏi buồng tử cung, khi đó vì không gian trong buồng tử cung rất lớn làm cho thai còn lại chuyển từ ngôi dọc sang ngôi ngang, đặc biệt nguy hiểm vì ngôi ngang không thể đẻ được và thai sẽ ngạt và tử vong

          Cả 2 trường hợp này những em bé sinh ra đều có cân nặng từ 3kg trở lên, thêm một lần nữa các bác sỹ khoa Phụ Sản Hùng Vương lại gặp may.

Tất cả những thai phụ dù mang thai lần đầu hay nhiều lần, không có hay có bệnh lý cũng như những nguy cơ khó đẻ đều cần được quản lý thai nghén tại những trung tâm y tế, ở đây các bà mẹ sẽ được bác sĩ lập kế hoạch sao cho việc sinh nở của họ được diễn ra an toàn và tốt đẹp nhất có thể .

 

Back To Top