Theo đó, kể từ 11/2017 đến hết 4/2018 trung tâm đã tiếp nhận 5641 báo cáo ADR, chiếm 58,2% tổng số báo cáo năm 2017.

Nguy hiểm hơn khi các phản ứng có hại của thuốc có thể không dự đoán được, có thể sảy ra với bất kể loại thuốc nào. Phản vệ là một phản ứng dị ứng, có thể xuất hiện ngay lập tức từ vài giây, vài phút đến vài giờ sau khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên, gây ra các bệnh cảnh lâm sàng khác nhau. Mức độ nặng nhất của phản ứng dị ứng chính là sốc phản vệ. Đây là phản ứng dị ứng nặng nề, có thể gây tử vong trong vòng một vài phút nếu không được xử trí kịp thời.
Nắm bắt được sự nguy hiểm của các phản ứng dị ứng, Hội đồng quản trị, Ban giám đốc Bệnh viện đa khoa Hùng Vương đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt. Tại bệnh viện, bệnh nhân được sử dụng thuốc với đường dùng phù hợp nhất, thuốc chỉ được tiêm khi không sử dụng được đường dùng khác. Người bệnh được khai thác kỹ tiền sử dị ứng thuốc, dị nguyên khi bác sỹ kê đơn, chỉ định. Với những bệnh nhân xác định được thuốc/ dị nguyên gây phản vệ sẽ được y bác sỹ bệnh viện cấp thẻ theo dõi dị ứng, trong đó có ghi rõ thuốc/ dị nguyên gây dị ứng.
Bác sỹ Lương Minh Tuấn – trưởng khoa Hồi sức tích cực, người tiếp nhận và xử trí rất nhiều các trường hợp phản vệ khuyến cáo với mỗi bệnh nhân khi đến khám và điều trị tại Bệnh viện đa khoa Hùng Vương cần cung cấp đầy đủ thông tin về tiền sử sử dụng thuốc cho nhân viên y tế. Và khi được cấp thẻ dị ứng tại bệnh viện, người bệnh cần giữ thẻ cẩn thận và luôn mang theo mình mỗi khi đến các cơ sở y tế khám và điều trị.

Hãy sử dụng thẻ dị ứng để đồng hành cùng nhân viên y tế trong việc kiểm soát các phản ứng dị ứng của thuốc có thể gây ra trong quá trình sử dụng./.
Tài liệu tham khảo:
http://magazine.canhgiacduoc.org.vn/Magazine/Details/206
http://vbpl.vn/boyte/Pages/vbpq-van-ban-goc.aspx?ItemID=128248&dvid=325