Cứu sống bệnh nhân suy đa tạng do sốc nhiễm khuẩn bằng kỹ thuật lọc máu liên tục

- 18 lượt xem - Tin tức

Bệnh nhân Ngô Thị T, 77 tuổi, vào viện lúc 18h30 ngày 18/05/2021, lý do vào viện do đau thắt lưng sau tự ngã – tiền sử suy tim – THA, BN có tiểu buốt, tiểu dắt.

Qua hỏi bệnh và thăm khám lâm sàng kết hợp cận lâm sàng phát hiện bệnh nhân sốt 39 độ C, rét  run, thở rít, khó thở trong cơn, có sỏi thận, suy tim, rung nhĩ THA, (HA nền 160/100mmhg )  sau dùng thuốc bệnh nhân tiếp tục diễn biến,  mệt , thở nhanh,  đau nhiều hố thắt lưng T, đầu chi lạnh, phổi thông khí giảm, Spo2:92% (có Oxy 5l/p) HA:110/50   mmhg( giảm hơn 30mmhg với HA nền), trên siêu âm có hình ảnh dãn đài bể thận T, sỏi niệu quản T, XN PCT :24.82 ( mắc cơ đánh giá nhiễm trùng cao) khí máu toan chuyển hóa Lactac 9,6 T. Bệnh nhân được  chẩn đoán : Sốc nhiễm khuẩn – Nhiễm trùng huyết , đường vào  xác định từ đường tiết niệu / Suy tim – Rung nhĩ – THA  -viêm  bể thận trái, sỏi niệu quản trái.

Sau hội chẩn  bệnh nhân được điều trị theo phác đồ sepsis shock: bù dịch, kháng sinh diệt khuẩn phổ rộng mạnh nhất, bao gồm :  Imipenem, Amikacin … cấy máu, cấy nước tiểu, đặt cathete, tiếp tục mời hội chẩn chuyên khoa Ngoại, chẩn đoán hình ảnh, huyết học.

Tới 17h mặc dù  đã dùng đủ phác  đồ với  các thuốc kháng sinh mạnh nhất nhưng bệnh nhân vẫn tiếp tục diễn biến nặng hơn, HA tụt dần xuống 90/60mmHg, ý thức lơ mơ  (G:13đ)  các bác sỹ  cho bổ sung thêm vận mạch Noradrelain.

19 h cùng ngày bệnh không những không cải thiện mà vẫn tiếp tục diễn biến rất xấu HA tụt  có lúc không đo được và phải dùng thêm vận mạch Adrenalin, liều vận mạch liên tục leo thang,  bệnh nhân rơi vào trạng thái vô niệu, phù toàn thân. Kết quả xét nghiệm càng lúc càng xấu, khí máu tiếp tục toan chuyển hóa  Ph:7.19 lactat:12.6, CTM lúc vào BC:18.68 TT:90.5 HC:4.41 hb:145 Tc:227  nhưng đến 20h Tiểu cầu:60 rồi xuống 25, đông máu rối loạn PT: 26% ( bình thường 70%) chức năng thận Cre:264 ure :12.3 Bilirubin:330 bệnh nhân phù toàn thân (tăng 7-10kg) gia đình, người thân của bệnh nhân hoang mang, nhiều câu hỏi dồn về phía bác sỹ và bệnh viện…

 Với các kết quả cận lâm sàng có được các bác sỹ thống nhất đánh giá  bệnh nhân đã rơi vào tình trạng  suy đa tạng. Để cứu vãn tình thế nguy cấp này bệnh nhân được chỉ định đặt nội khí quản thở máy, lọc máu liên tục, truyền máu, huyết tương  đông lạnh, truyền khối tiểu cầu, dẫn lưu đài bể thận dưới hướng dẫn siêu âm và tiếp tục dùng kháng sinh , dinh dưỡng, vận mạch… theo phác đồ và cuối cùng mọi nỗ lực, cố gắng không ngừng nghỉ của cả các bác sỹ và người thân của bệnh nhân đã được đền đáp. Sau lọc máu liên tục, truyền máu, truyền huyết tương, tiểu cầu và sử dụng gần như tối đa liều kháng sinh kết hợp, các chỉ số xét nghiệm dần được cải thiện, vận mạch giảm dần và cắt được. Sau 3 ngày lọc máu liên tục, tiểu cầu, hồng cầu ổn định, chức năng đông máu tốt lên rõ rệt, tình trạng suy thận được kiểm soát, cân nặng trở về bình mức thường. Tuy nhiên ở giai đoạn này, một vấn đề mới lại nảy sinh, tình trạng vàng da của bệnh nhân tăng lên, các chỉ số xét ngiệm Bilirubin vượt hơn rất nhiều ngưỡng cho phép nên buộc các bác sỹ phải chỉ định cho bệnh nhân  thay huyết tương .

Sau 10 ngày điều trị hiện tại bệnh nhân đã được rút ống nội khí quản, không phải dùng thuốc vận mạch, kết quả cấy máu và nước tiểu đều cho kết quả nhiễm khuẩn do E.Coli nhưng cơ bản đã được kiểm soát (PCT: 58 -> 8,4), hiện tại bệnh nhân đã tỉnh, giao tiếp được. Mặc dù còn phải giải quyết nhiều việc phía trước như: can thiệp sỏi niệu quản trái, phục hồi thể trạng, hồi sức sau thở máy…, nhưng bước đầu người bệnh đã thoát khỏi tình trạng nguy kịch.

4
Hiện tại bệnh nhân đã được rút ống nội khí quản, không phải dùng thuốc vận mạch
2
Bác sỹ CKI LƯƠNG MINH TUẤN – Trưởng khoa HSTC, Phó GĐ Bệnh viện

trực tiếp thăm khám, điều trị cho bệnh nhân

Sau can thiệp và cấp cứu thành công ca bệnh này chúng tôi xin phép có một số bàn luận:

Đây là một ca bệnh rất  nặng, dấu hiệu ban đầu mờ nhạt, khó chẩn đoán, bệnh nhân diễn biến rất nhanh biểu hiện suy tạng sớm, và suy hầu như tất cả các tạng  bao gồm tuần hoàn, hô hấp, thần kinh, gan, thận, huyết học, tỷ lệ tử vong tiên lượng khoảng trên 80%( theo thang điểm SOFA). Nhờ việc phối hợp nhiều biện pháp điều trị tích cực như kháng sinh phổ rộng, sớm nhất có thể, kết hợp kỹ thuật hiện đại như lọc máu, thay huyết tương, và phối hợp  nhiều chuyên khoa  như: chẩn đoán hình ảnh, ngoại, huyết học …và một vấn đề cũng rất quan trọng đó là sự tin tưởng, hợp tác của thân nhân người bệnh đã  cùng phối hợp để tạo ra được kết quả cuối cùng đó chính là tính mạng và cuộc sông của bệnh nhân

Từ thành công ở ca lâm sàng rất nặng này  đã giúp cho các Bác sỹ tự tin hơn trong điều trị bệnh nhân nặng và mạnh dạn ứng dụng các kỹ thuật mới, khó trong điều trị tại bệnh viện Hùng Vương.

4
Khoa HSTC – Bệnh viện đa khoa Hùng Vương có thể làm chủ được các kỹ thuật khó

trong điều trị các ca bệnh nặng

Ngoài ca lâm sàng rất nặng này, cùng thời điểm, khoa HSCC cũng đã điều trị thành công một bệnh nhân thủng đại tràng, sốc nhiễm khuẩn rất nặng , bệnh nhân ra viện sau 20 ngày và  thay huyết tương cho nhiều  bệnh nhân Viêm tụy nặng tăng triglycerid…. 

Với những thành công này, có thể tự tin để khẳng định, khoa hồi sức tích cực –  Bệnh viện đa khoa Hùng Vương đã hoàn toàn làm chủ được các kỹ thuật khó và luôn sẵn sàng đối mặt với các ca bệnh nặng, điều này sẽ trở nên ý nghĩa hơn trong giai đoạn dịch bệnh hiện nay việc di chuyển người bệnh về các bệnh viện tuyến TW gần như là không thể thực hiện được.

 

Back To Top